FAO là tên viết tắt theo tiếng Anh của tổ chức nào?
Câu hỏi: FAO là tên viết tắt của tổ chức nào?
A. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.
B. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc.
C. Tổ chức Thương mại Thế giới.
D. Tổ chức Y tế thế giới,
Trả lời: Đáp án B. FAO là tên viết tắt của cụm từ : Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc)
FAO là tổ chức gì?
FAO là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc. FAO được thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1945 tại Canada với vai trò là một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc (UN).
FAO là viết tắt của từ gì hay FAO là tên viết tắt của tổ chức nào là câu hỏi của nhiều người. Trong tiếng anh, FAO là viết tắt của từ Food and Agriculture Organization of the United Nations.
Thông thường, FAO thường được gọi tắt là tổ chức lương thực thế giới.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) là một trong những tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Kể từ năm 1981, thế giới đã chọn ngày thành lập FAO làm Ngày Lương thực thế giới. Hiện nay, trụ sở của tổ chức FAO đặt tại Rôm, Italia.
FAO là tổ chức liên chính phủ, gồm có hơn 180 nước thành viên. Ngân sách hoạt động của FAO được trích từ Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc và Quỹ uỷ thác của các ngân hàng hoặc của các nước tài trợ.
Vai trò của tổ chức FAO
Sau đây là một số vai trò chủ chốt của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc.
Nâng cao đời sống và chế độ dinh dưỡng của người dân ở các quốc gia thành viên
Khi tham gia vào tổ chức FAO, các quốc gia và vùng lãnh thổ được thúc đẩy phát triển về chế độ dinh dưỡng cho nhân dân. Đây là vai trò nhằm nâng cao đời sống, cải thiện dinh dưỡng, thực hiện các nhiệm vụ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm.
Đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực và nông sản
FAO là tổ chức có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất với các dự án về nông lâm nghiệp. Đối với những nước nông nghiệp, FAO thể hiện vai trò của mình rõ ràng hơn bao giờ hết trong việc đẩy mạnh nguồn cung lương thực, thực phẩm.
Kể từ lúc ra đời đến nay, FAO đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và vai trò của mình trong lĩnh vực sản xuất lương thực và nông nghiệp.
Đẩy lùi nạn đói
Mặc dù có hơn 180 nước thành viên, nhưng đa số các nước thành viên của tổ chức FAO đã có mức sống từ trung bình trở lên trong hơn 10 năm trở lại đây. Đúng như mục tiêu mà FAO đề ra, việc cung cấp lương thực thực phẩm, dự án cải thiện nguồn cung lương thực là một trong những tiêu chí thực hiện trong vai trò của tổ chức.
Điều này nhằm giải phóng người dân trên mọi vùng lãnh thổ quốc gia thoát khỏi nạn đói. Những nơi nào thiếu thực phẩm sẽ được tổ chức FAO chi viện hỗ trợ tạo mọi điều kiện để các nước đó có thể tự cung lương thực.
Mục đích của tổ chức FAO
Tổ chức Nông lương thực thế giới FAO có 4 mục tiêu cụ thể như sau:
Xóa đói
Tổ chức FAO ra đời nhằm mục đích giúp đỡ các nước thành viên trong tổ chức nâng cao mức sống của người dân. FAO hỗ trợ tăng cường sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm đồng thời cải thiện thị trường và phân phối các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm.
FAO khuyến khích phát triển nông thôn đồng thời nâng cao điều kiện sống của nhân dân ở các vùng quê nghèo nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo một cách hiệu quả.
Hiện nay vẫn còn nhiều quốc gia trên thế giới tồn tại tình trạng nạn đói. Do đó, mục tiêu tiên quyết của tổ chức FAO là mang đến sự trợ giúp các quốc gia thành viên có chiến tranh, thiên tai hay bệnh dịch.
Đẩy lùi và giảm thiểu tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng
Tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, tình trạng mất an ninh lương thực vẫn tồn tại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hạn hán, lũ lụt và các thiên tai do thiên nhiên mang lại.
Đứng trước tình trạng này, FAO đã đặt ra mục tiêu về việc cứu trợ và giúp cải tạo để có nguồn cung dồi dào năng lượng thực phẩm. Từ đó giúp hạn chế và đẩy lùi tình trạng suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là với những quốc gia đang gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực thực phẩm.
Bên cạnh đó, FAO còn thực hiện những cảnh báo riêng về tình trạng mất an ninh lương thực ở một số vùng, quốc gia và lãnh thổ trên phạm vi toàn thế giới.
Cải thiện năng suất nông nghiệp
Đi đôi với mục tiêu xóa đói giảm nghèo và giảm tình trạng thiếu lương thực thực phẩm, FAO còn đề ra mục tiêu cải thiện năng suất nông nghiệp.
FAO phối hợp với các thành viên nước tham gia đưa ra những trợ giúp cụ thể để giúp cải thiện năng suất nông nghiệp mang đến những tiêu chuẩn dinh dưỡng của các nước nông nghiệp trên toàn thế giới.
Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý
Sử dụng tài nguyên thiên nhiên luôn là vấn đề nan giải của mọi quốc gia trên thế giới. Nạn phá rừng và khai thác tài nguyên bất hợp lý là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hạn hán, lũ lụt, thiếu lương thực, mất mùa, … Do vậy, FAO đưa ra mục tiêu sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm các thành tố như đất, nước, khí hậu trong hiện tại và cả thời điểm tương lai.
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và FAO
Việt Nam là thành viên của tổ chức FAO từ năm 1975. Trong hơn 45 năm hợp tác và đồng hành cùng tổ chức, FAO khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy sản xuất cũng như xuất khẩu lương thực, nông nghiệp ở nước ta. Nhờ sự hỗ trợ của FAO mà Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh gây hại đến nông sản chăn nuôi để hoàn thành nhiều dự án, chính sách phát triển nông nghiệp, thuỷ, hải sản…
Ngoài ra Việt Nam đang dần trở thành đối tác xuất khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tổng lượng xuất khẩu hằng năm của nước ta nằm trong nhóm nhất nhì Đông Nam Á về sản lượng gạo và một số loại hạt khác. Qua các số liệu từng năm cho thấy sự phát triển đi lên của nước ta nhờ vào sự hỗ trợ từ các tổ chức của Liên Hợp Quốc.
Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với tổ chức FAO đến năm 1978, FAO mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Trong những năm qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và FAO đã phát triển theo chiều hướng tích cực.
Phương hướng tiếp tục hoạt động của Việt Nam với FAO trong thời gian tới là tranh thủ các dự án hợp tác kỹ thuật. Tổng Giám đốc FAO vừa qua đã duyệt hai dự án cho Việt Nam gồm Dự án các tác động đối với ngành thuỷ sản sau khi Việt Nam gia nhập WTO, trị giá 250,000 USD và Dự án Tăng cường năng lực sản xuất giống lúa ở những vùng núi đồi với trị giá 257,000 USD.
Các phương hướng hoạt động của tổ chức FAO trong tương lai là:
- Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong nông nghiệp, cùng với các nước thành viên xóa bỏ nạn đói.
- Đáp ứng các nhu cầu lương thực và các sản phẩm lâm nghiệp ngày càng tăng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và khí hậu.
Trên cơ sở phương hướng hoạt động đã đề ra, FAO sẽ tập trung vào các hoạt động sau:
- Đề cao tăng cường hợp tác với các nước thành viên, bảo đảm an ninh lương thực
- Xây dựng phát triển hệ thống cảnh báo, phòng chống các loại bệnh dịch gây hại cho nông sản chăn nuôi
- Chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm
- Lành mạnh hóa thị trường thương mại
- Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trên nguyên tắc giữ gìn, bảo vệ, cải thiện đối với lương thực và nông nghiệp.
Các tổ chức có liên quan của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/9/1977. Kể từ đó, quan hệ của Việt Nam với Liên Hợp Quốc không ngừng được phát triển theo hướng ngày càng sâu rộng và hiệu quả. Điều này đã được chứng minh qua những tổ chức Liên Hợp Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
1. UN – Liên Hợp Quốc
https://vietnam.un.org/
2. FAO – Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc
https://www.fao.org/vietnam/en/
3. ILO – Tổ chức Lao động Quốc tế
https://www.ilo.org/hanoi/lang-vi/index.htm
4. IOM – Tổ chức Di cư Quốc tế
https://vietnam.iom.int/vi
5. UNAIDS – Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS
https://www.unaids.org
6. UNESCO – Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
https://en.unesco.org/fieldoffice/hanoi
7. UNFPA – Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
https://vietnam.unfpa.org/vi
8. UNDP – Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
https://www.undp.org/
9. UNICEF – Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
https://www.unicef.org/vietnam/vi
10. UNIDO – Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc
https://www.unido.org/
11. UN Women – Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ
https://asiapacific.unwomen.org/en/countries/vietnam
12. UNODC – Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạm
https://www.unodc.org/southeastasiaandpacific/en/vietnam/index.html
13. IFAD – Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế của Liên Hợp Quốc
https://www.ifad.org/en/
14. WHO – Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam
https://www.who.int/vietnam/vi/home
15. UN-HABITAT – Cơ quan của Liên Hợp Quốc về phát triển khu dân cư và đô thị bền vững
https://unhabitat.org/
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp