ETA là viết tắt của từ gì? ETA là gì?
ETA là viết tắt của Estimated Time of Arrival được hiệu thời gian dự kiến đến nghĩa là thời gian tàu, phương tiện vận chuyển dự kiến đến cảng đích.
Việc ước tính thời gian đến được sử dụng để cung cấp cho khách hàng, giúp họ ước tính về thời gian phương tiện chở hàng hóa của họ sẽ đến địa điểm của họ.
ETA phụ thuộc vào điều kiện giao hàng và các tác nhân bên ngoài khác ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển. Do vậy, việc tính toán khoảng thời gian này, sẽ xác định một khoảng thời gian nhất định, giảm trừ một số ảnh hưởng về tốc độ tàu, gió, … Ngoại trừ một số rủi ro không lường trước được.
ETD là gì? ETD là gì trong xuất nhập khẩu?
Thông thường ETD được hiểu theo hai định nghĩa là ETD Có ba chữ cái là viết tắt của từ “Estimated Time of Departure” trong tiếng anh. Nó được định nghĩa là sau khi ra khỏi kho lưu trữ thì nó là khoảng thời gian xác định theo ngày và giờ dự kiến để khởi hành lô hàng. ETD được xác định là thời gian ước tính giao hàng khi sản phẩm đã về điểm cuối trong chuỗi cung ứng hậu cần. Có thể được giao cho người nhận hàng.
Vai trò của ETD và ETA trong Logistics
Một trong những vai trò chính của ETD và ETA trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là việc đảm bảo việc giao hàng tới khách hàng được đúng hạn. Qua đó giúp cho các nhà sản xuất không gặp phải tình trạng phải dừng công việc sản xuất lại do chậm trễ không lấy được hàng.
Nó cũng giúp cho bộ máy chính quyền cảng hoàn thành công việc điều hành lưu thông hàng hóa một cách khoa học, hiệu quả.
Duy trì mức độ uy tín trong thời gian dài và mãi về sau ở nhiều dịch vụ mà các doanh nghiệp tiến hành sử dụng dịch vụ giao hàng.
Nó góp phần lớn làm giảm khả năng ô nhiễm môi trường do việc trì trệ giao thông được cải thiện đáng kể.
ETD và ETA có thể bị thay đổi khi nó phụ thuộc vào các yếu tố như là bị ảnh hưởng bởi các phương tiện vận chuyển, trọng lượng hàng hóa hay do ảnh hưởng lớn của thời tiết.
Có thể thấy, ETD và ETA xác định được mức độ chính xác nhất định thì luôn là vấn đề lớn trong ngành xuất nhập khẩu. Mặc dù vậy, do nền kinh tế toàn cầu phát triển nên kéo theo các kỹ thuật công nghệ cao được áp dụng, thử nghiệm thành công. Mức độ phát triển tiên tiến rõ rệt này sẽ giúp cho việc xác định ETD và ETA một cách thuận tiện, dễ dàng, hiệu quả công việc ở mức độ chính xác hơn nhiều.
Cách phân biệt ETD và ETA trong vận tải
Để xác định khoảng thời gian dự kiến của ETA và ETD, bạn cần nắm trước các thông tin về tên phương tiện vận chuyển, số hiệu/số chuyến, hành trình của phương tiện vận chuyển, lịch cập cảng/bến,…
So sánh ETA ETD Giống nhau Xác định thời gian dự kiến nên nhiều trường hợp thời gian không chính xác so với thực tế
Bị tác động bởi yếu tố bên ngoài như phương tiện vận chuyển, điều kiện thời tiết, khối lượng hàng, loại hàng hóa, tác nhân khác,…
Hai thuật ngữ ngày thường bị nhầm lẫn “Actual time of departure” (ATD) và “Actual time of arrival” (ATA).
Khác nhau Tên viết tắt ETA là viết tắt của Estimated Time of Arrival ETD là gì viết tắt từ Estimated/Expected Time of Departure Thời gian dự kiến Xác định thời gian tàu/hàng đến cảng đích Xác định thời gian tàu/hàng khởi hành từ cảng đi
Lưu ý: Vì đây là thời gian dự kiến nên xác định mức thời gian này nhiều khi không chính xác so với thực tế, vì thế để tránh trường hợp khách hàng phàn nàn về thông tin này, bạn cần giải thích chi tiết cho khách hàng hiểu hơn về thuật ngữ này.
ETD là thời gian dự kiến khởi hành, không nhất thiết phải là cảng đầu tiên tàu vận chuyển, mà tàu sẽ đến nhiều cảng khác nhau, thời gian của từng cảng sẽ được xác định dự kiến.
Ngoài ra, hiện nay nhiều hãng tàu vận chuyển bằng đường biển đã có nhiều thông tin cập nhật trên website của hãng tàu, website của cảng, bạn có thể dễ dàng tra cứu vị trí của tàu trong vòng 24h bằng định vì vệ tinh, đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển…
Các yếu tố ảnh hưởng đến ETA và ETD
Thời gian hàng hóa đến cảng đích nhanh hay chậm, có đúng như ước tính hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, một số yếu tố có ảnh hưởng đến ETA và ETD bao gồm:
- Phương thức vận tải: Có rất nhiều phương thức vận tải khác nhau và tốc độ vận chuyển của mỗi phương thức là không đồng đều có phương tiện di chuyển nhanh và phương tiện di chuyển chậm. Do đó thời gian dự kiến hàng hóa đến đích chịu ảnh hưởng đáng kể từ tốc độ vận chuyển của các phương thức vận tải.
- Khối lượng hàng hóa: Tốc độ vận chuyển chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khối lượng hàng hóa vận chuyển. Chính vì thế tốc độ vận chuyển càng chậm thì vận chuyển được càng nhiều hàng hóa và ngược lại.
- Các yếu tố tự nhiên: Mưa, bão, lũ hay các thiên tai khác nhau đều có ảnh hưởng và làm gián đoạn quá trình vận tải. Bởi thời tiết xấu có thể gây ra các tai nạn cho tàu thuyền, ô tô hoặc máy bay.
- Loại hàng hóa: Đối với những mặt hàng dễ hư hỏng hoặc thời gian sử dụng ngắn như thực phẩm, rau củ, hoa quả,..thường được lựa chọn phương thức vận chuyển rút ngắn thời gian nhất có thể. Ngược lại,nhiều người lựa chọn các phương thức an toàn hơn đối với những loại hàng hóa khó hư hỏng và không có hạn sử dụng để tiết kiệm chi phí.
Cách hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển
Một trong những công việc cần làm để hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển chính là phải thường xuyên cập nhật thông tin về hành trình của phương tiện vận chuyển đó là: tên phương tiện vận chuyển, số chuyến/số hiệu, lịch cập bến/cảng, hành trình của phương tiện vận chuyển,…
Những thông tin hoàn toàn có thể dễ dàng nắm bắt qua trang web của các hàng tàu, của cảng và một số website còn có thể cho phép tra cứu vị trí chính xác của tàu trong vòng 24h bằng định vị vệ tinh. Nếu như có sự chủ động trong việc nắm bắt thông tin hành trình vận chuyển của phương tiện thì sẽ dễ dàng dự đoán trước các thay đổi có thể xảy ra để kịp thời thông báo cho đối tác, khách hàng.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp