Drag là gì? Đã bao giờ bạn nghe đến thuật ngữ này? Hiện nay, Drag là một hiện tượng về thời trang đang làm mưa làm gió trên các kênh truyền thông và mạng xã hội, đặc biệt phổ biến với giới LGBT. Thế nhưng không nhiều người biết Drag là một nghệ thuật đã có từ rất lâu đời và dần trở thành một nét văn hoá đặc sắc cho tới nay. Mời các bạn cùng trường THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu Drag queen là gì? Những điều cần biết về Drag Queen trong bài viết sau đây nhé!
Drag là gì? Drag queen là gì?
Drag là viết tắt của cụm từ “Dress resemblinga girl” – “Ăn diện giống con gái”. Thuật ngữ này ra đời từ cuối thế kỷ 19, khi đó nhiều diễn viên nam buộc phải đóng giả nữ do thiếu hụt diễn viên nữ.
Hiện nay, drag được xem là một nét văn hóa độc đáo, một nghệ thuật biểu diễn dành cho mọi người, đặc biệt là trong cộng đồng LGBT.
Drag Queen là một thuật ngữ được sử dụng cho những người ăn mặc hoán giới thành nữ, và trang điểm đậm.
Không phải Drag là gay, les, chuyển giới, họ có thể là song tính hoặc cũng có thể là trai hay gái nhưng có cá tính, phóng khoáng và phong cách thời trang táo bạo.
Lịch sử của Drag Queen
Nguồn gốc xuất phát của cụm từ drag queen vẫn chưa rõ ràng. Ghi chép về việc sử dụng từ drag đầu tiên là vào năm 1870 khi nó được dùng để gọi những nam diễn viên mặc đồ phụ nữ. Drag queen thường có những cử chỉ, hành động nữ tính được phóng đại nhưng khác hẳn với Tomgirl – thuật ngữ chỉ những cậu bé có những đặc tính hoặc hành vi được coi là điển hình của một cô bé bao gồm quần áo của phụ nữ, tham gia vào trò chơi và hoạt động thể chất trong thiên nhiên, rất coi trọng nhiều nền văn hóa không được nổi bật hay là miền của nữ giới. Giữa drag queen và tomgirl, drag queen chỉ dành cho nghệ sĩ nam hoá trang thành phụ nữ, còn tomgirl ám chỉ những cậu bé, nam thanh niên hay người đàn ông có những cử chỉ và ăn mặc nữ tính trong đời sống thường nhật. Tomgirl không có nhu cầu chuyển giới, trong khi drag queen có nhu cầu chuyển giới nhưng rất ít. Trong anime Nhật Bản, tomgirl được gọi là trap. Tomgirl không phải từ để chỉ/ gọi giới tính (gender identity) và cũng không phải thiên hướng tình dục (sexual orientation) như gay, song tính và straight. Một người là tomgirl khi người đó là con trai và có những đặc điểm: thích mặc đồ nữ, thích chơi các trò của con gái, thích chơi/dễ kết thân với con gái hơn là con trai.
Năm 1971, một bài báo trên tạp chí Drag Queens của Lee Brewster mô tả một nữ hoàng kéo xe là một “người đồng tính luyến ái đồng tính luyến ái “, người cường điệu, hào hoa và hiếu chiến. Drag queen mô tả là có thái độ vượt trội và thường được tán tỉnh bởi những người đàn ông khác giới, những người “thông thường không tham gia vào các mối quan hệ đồng giới”. Thuật ngữ drag queen ngụ ý “chuyển giới đồng tính luyến ái”, nhưng cụm từ drag không mang ý nghĩa như vậy.[5][6] The term drag queen implied “homosexual transvestite”, but the term drag carried no such connotations. Vào những năm 1970, drag queen một lần nữa được định nghĩa là “người chuyển giới đồng tính luyến ái”. Drag được phân tích là ăn mặc khác giới và queen ám chỉ một người đàn ông đồng tính luyến ái.
Nghệ thuật Drag trên thế giới và Việt Nam
Nghệ thuật Drag xuất hiện khá sớm ở một số nước như Nhật Bản, Anh, Mỹ…
Drag tại Nhật Bản
Ở Nhật Bản, các nhân vật nữ trong tác phẩm của Shakespeare đều là hiện thân của Drag. Vào thế kỷ thứ 16, nam diễn viên trẻ sẽ cải trang thành nữ để trình diễn loại hình kịch truyền thống mang tên Kabuki. Dưới thời tướng quân Tokugawa, phụ nữ không được phép diễn những vở kịch có điệu múa mang tính gợi dục, diễn viên nam sẽ thay thế họ trong vai trò này.
Drag tại Anh
Hay tại Anh Quốc, loại hình Drag cũng xuất hiện khá sớm. Sự kiện gây chấn động nước Anh dưới thời Victoria được khởi lên bởi hai cái tên: Stella Boulton và Fanny Park, họ ăn mặc như phụ nữ tại các bữa tiệc và cả thời trang đường phố.
Dù trải qua một vài phiên tòa công khai vào năm 1871, cáo buộc bị bãi bỏ nhưng họ gặp phải không ít sự kỳ thị của dân chúng đối với loại hình nghệ thuật này.
Kiểu thời trang quen thuộc mà hai người này lựa chọn thường là váy lụa, sa tanh của phụ nữ và họ chọn xuất hiện tại đường Stand đông người.
Drag tại Mỹ
Tại Mỹ, Khoảng cuối năm 1920 cho tới năm 1930 thế kỷ trước, có một cơn sốt Pansy nổi lên. Đó là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các câu lạc bộ đồng tính và chương trình biểu diễn nghệ thuật, trong đó có Drag.
Năm 1935 đã xuất hiện những điều luật cấm đối với loại hình này, tuy nhiên họ vẫn ngấm ngầm thực hiện tại New York. San Francisco và California trở thành địa bàn náo nhiệt của Drag Queen tại Mỹ. Vào cuối những năm 1940s, Drag Queen nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ những ngôi sao như: Frank Sinatra, Bette Davis,..
Suốt một thời gian dài trải qua những cuộc bạo loạn để đảm bảo quyền dân chủ, Drag Queen vẫn phải hoạt động một cách ngấm ngầm và gặp không ít sự kỳ thị của dân chúng.
Nhưng vào những năm 1970s, nghệ thuật Drag đã thật sự trở thành một cuộc cách mạng khi xuất hiện dày đặc những vũ hội Drag bắt nguồn từ New York.
Vũ hội có một đường băng dài, lộng lẫy và hào nhoáng – tại đây các thí sinh tham dự sẽ trình diễn trang phục thời trang theo nhiều chủ đề miễn sao thỏa sức sáng tạo và thẩm mỹ cao nhất, kết hợp với biểu diễn trên nền nhạc thịnh hành.
Cuối đường băng sẽ có hội đồng ban giám khảo để chấm điểm và trao giải cho người thắng cuộc. Những vũ hội được tổ chức quy mô lớn với đông đảo người tham gia đã ngày càng khẳng định vị trí và sự phát triển lớn mạnh của loại hình Drag.
Drag Queen tại Việt Nam
Vậy tại Việt Nam, loại hình Drag là gì? Có thể bạn sẽ nghĩ Việt Nam trước đây chưa có loại hình này? Nhưng không, Việt Nam đã sử dụng Drag – nam giới cải trang thành nữ giới trên sân khấu kịch.
Hiện nay, Drag Queen đã trở nên phổ biến và được công chúng đón nhận nhiều hơn bởi những yếu tố thời trang và nghệ thuật nó đem lại.
Trước đây người chuyển giới có thể bị xem là quái đản và trái ngược với tự nhiên, nhưng nay họ trở thành những viên ngọc quý, bởi ở họ có sức sáng tạo không thể ngờ với con mắt tinh tế và đa màu sắc đối với nghệ thuật Drag Queen.
Họ sẽ mang lên mình những bộ đồ cầu kỳ, trang điểm đậm thu hút người xem. Không chỉ dừng lại ở sân khấu kịch, người diễn đã phát triển nó thành một môn nghệ thuật riêng: hát live, hát nhép, hài kịch, nhảy múa, thời trang… Dường như không còn bất kỳ giới hạn nào dành cho những nhà sáng tạo này.
Những thách thức khi tham gia nghệ thuật Drag
Đã bao giờ bạn có ý định tham gia vào loại hình đặc biệt này? Và những thách thức lớn khi tham gia nghệ thuật Drag là gì? Loại hình Drag là một loại hình rất độc đáo, đặc sắc. Trong thời trang, loại hình này càng ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên, khi dấn thân vào Drag, người nghệ sĩ vẫn sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn.
Về chủ quan
Những người đam mê loại hình này phải đầu tư rất nhiều tiền cho trang phục, đồ trang điểm. Bên cạnh đó họ phải tự lên ý tưởng về phần trình diễn, học cả cách trình diễn, nhìn chung phải đảm nhiệm từ A đến Z. Điều này sẽ có nhiều khó khăn đối với một newbie.
Hơn nữa, bạn phải đủ đam mê cũng như sự quyết tâm theo đuổi mà bỏ qua mọi sự ngăn cản hay thị phi của những người không chung tư tưởng. Đặc biệt tại Việt Nam, chúng ta cũng phải mất rất nhiều năm để giới LGBT được coi trọng hơn và trở nên ” bình thường hoá”. Miền Nam Việt Nam được xem là vùng có nhiều đất diễn hơn so với khu vực miền Bắc.
Về khách quan
Tại Việt Nam, công chúng đón nhận Drag đơn thuần như một hình thức giải trí và dễ dàng thay mới. Do đó mà sự đãi ngộ cũng còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến tinh thần của những người làm nghệ thuật.
Là một đất nước phương Đông điển hình, Việt Nam chưa thực sự cởi mở đón nhận loại hình nghệ thuật đặc sắc như Drag, đâu đó vẫn còn sự kỳ thị và xem đó là trò vô bổ trái ngược với tự nhiên. Do vậy, để sống và phát triển với công việc nghệ thuật này, người nghệ sĩ cần phải có sự đam mê lớn và khả năng đặc biệt để làm thay đổi nhận thức của một số bộ phận công chúng, giúp họ nhận ra sự đặc sắc mà Drag đem lại.
Bất ngờ với vẻ điển trai của 7 nghệ sĩ drag queen nổi tiếng
Matthew James Lent
Nghệ danh: Pearl Liaison. Sinh năm 1990, Pearl Liaison có tên thật là Matthew James Lent. Anh từng tham gia vào cuộc thi RuPaul’s Drag Race mùa 7 và về nhì.Bên cạnh việc biểu diễn drag, Pearl Liaison còn là một ca sĩ với album nhạc điện tử đầu tay mang tên Pleasure ra mắt vào năm 2015.
Joshua Miller
Nghệ danh: Rhea Litré. Joshua Miller (33 tuổi) vừa là một nghệ sĩ drag vừa là ca sĩ. Anh là một drag queen khá nổi tiếng tại những hộp đêm ở thành phố Los Angeles, tiểu bang California. Joshua Miller từng biểu diễn chung với P!nk trên sân khấu của American Music Awards vào năm 2010.
Dan Donigan
Nghệ danh: Milk. Dan Donigan (29 tuổi) là một VĐV trượt băng người Mỹ kiêm nghệ sĩ biểu diễn drag. Anhđược nhiều người biết đến sau khi tham gia cuộc thi RuPaul’s Drag Race mùa thứ 6. Dan hiện đang sống tại thành phố New York với bạn trai James Whiteside, một dancer chuyên nghiệp.
Jaremi Carey
Nghệ danh: Phi Phi O’Hara. Jaremi Carey là thí sinh của RuPaul’s Drag Race mùa 4. Anh cũng thường xuyên ra sản phẩm nhạc thế nhưng vẫn chưa đạt được thành công nhất định.
David Sotomayor
Nghệ danh:Jade Sotomayor. David Sotomayor (32 tuổi)là một nghệ sĩ drag, chuyên gia trang điểm, dancer và người mẫu đến từ tiểu bang Illinois. Anh xuất hiện trong mùa đầu tiên của RuPaul’s Drag Race và thu hút nhiều sự chú ý. Ngoài ra, David còn khá nổi tiếng với hóa thân Britney Spears trong màn biểu diễn kinh điển “I’m A Slave for You” tại VMA 2001.
Jason Carrion
Nghệ danh: April Carrion. Sinh năm 1989, Jason Carrion đã kém may mắn khi bị loại từ tập 4 của RuPaul’s Drag Race mùa 6. Cô là một người chuyển giớicông khai khá nổi tiếng tại quê nhà của mình, Puerto Rico.
Kurtis Dam-Mikkelsen
Nghệ danh: Miss Fame. Miss Fame là một người chuyển giới nữ và là một nghệ sĩ đa tài. Ngoại trừ là một drag queen, cô còn là một ca sĩ, chuyên gia trang điểm, người mẫu và người dẫn chương trình. Năm 2015, Miss Fame tung ra album đầu tay mang tên Beauty Marked.
Video về Drag queen là gì? Những điều cần biết về Drag Queen
Kết luận
Bài viết trên đã giúp các bạn có được những thông tin quan trọng liên quan đến Drag Queen, cảm ơn các bạn đã theo dõi, chúc các bạn sức khoẻ và thành công!
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp