Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, lợi ích, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. (Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020)
Hiện này, có 5 loại hình doanh nghiệp chính: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Doanh nghiệp cổ phần, Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hợp danh. Để nắm rõ các loại hình doanh nghiệp thì có thể tìm hiểu bài viết: Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam
Hiểu một cách đơn giản nhất thì: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh, có các hoạt động mua bán, trao đổi, giao dịch,.. Doanh nghiệp thì phải có có tên riêng, có tài sản, có trụ sở hoạt động. Doanh nghiệp phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và được sự cho phép hoạt động thì doanh nghiệp mới có thể làm việc.
Việc kinh doanh của một doanh nghiệp là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư. Từ việc sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ với mục đích sinh lợi nhuận.
Mục đích cao nhất của một doanh nghiệp là đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận.
Doanh nghiệp đem lại lợi ích gì cho xã hội?
- Doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu cho việc phát triển kinh tế – xã hội.
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người dân với mức giá phù hợp nhất.
- Giúp giải quyết nhu cầu việc làm cho xã hội.
- Tạo sự cạnh tranh để giúp đưa chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn và giúp giảm giá thành.
- Tạo ra được nhiều sản phẩm mới, tốt giúp đáp ứng cuộc sống của xã hội.
- Doanh nghiệp phải đóng thuế, giúp bổ sung nguồn thu cho nhà nước.
Đặc điểm của doanh nghiệp
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
Quyền của doanh nghiệp
– Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
– Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
– Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
– Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
– Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
– Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
– Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
– Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
– Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
– Quyền khác theo quy định của pháp luật.
(Theo Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020)
Nghĩa vụ của doanh nghiệp
– Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
– Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
– Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
– Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
(Theo Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2020)
Sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước:
Đặc điểm Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nhà nước Chủ sở hữu Hoàn toàn thuộc sở hữu của tư nhân Do Nhà nước nắm toàn bộ vốn điều lệ hoặc sở hữu phần lớn cổ phần. Quy mô Có quy mô lớn, thường chỉ tập trung vào những ngành nghề then chốt của quốc gia Có đầy đủ từ quy mô lớn đến nhỏ, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Quản lý tài chính Chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản Tự chịu trách nhiệm về tài chính Lợi nhuận Lợi nhuận từ việc mua bán, trao đổi các sản phẩm, dịch vụ với khách hàng, đối tác,… Lợi nhuận sau khi kinh doanh, thì sẽ được rót xuống từ ngân sách phía trên. Thua lỗ Nếu kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nhiều có thể dẫn đến phá sản Nếu việc kinh doanh thua lỗ thì sẽ được sẽ được bù lỗ bằng ngân sách. Vốn Từ phía chủ doanh nghiệp, hoặc có thể vay vốn ngân hàng, huy động vốn,… Từ ngân sách nhà nước Giải quyết việc làm Số lượng doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam là rất lớn nên giải quyết rất nhiều công ăn việc làm. Nhưng doanh nghiệp tư nhân đòi hỏi về trình độ chuyên môn cao. Giải quyết phần nào nhu cầu việc làm tại Việt Nam.
Qua bài viết trên, THPT Ngô Thì Nhậm đã giúp các bạn hiểu rõ doanh nghiệp là gì? Các loại hình doanh nghiệp hiện nay? Đặc điểm, lợi ích của doanh nghiệp? So sánh doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân. Các bạn có thể truy cập website THPT Ngô Thì Nhậm để tìm hiểu những bài viết hay, hữu ích phục vụ cho quá trình thi cử của mình.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp