Đoạn văn nghị luận về vấn đề Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên tác hại của nó. bao gồm dàn ý chi tiết cùng 10 bài mẫu hay nhất do thầy cô biên soạn. Hy vọng sẽ giúp các em có nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đề bài: Anh/chị hãy viết Đoạn văn nghị luận về vấn đề Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên tác hại của nó
Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó
Câu hỏi: Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
Trả lời:
Học tập giúp chúng ta hoàn thiện con người và có thêm tri thức vững bước đứng trên đường đời. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều học sinh học qua loa đối phó, không học thật sự. Họ chưa hiểu hết được tác hại của phương pháp này:
- Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
- Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.
- Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
- Học đối phó dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng
Hậu quả của lối học qua loa, đối phó:
Tạo ra lỗ hổng về kiến thức, tạo ra tâm lí thụ động, lười biếng ở học sinh, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Khiến học sinh chúng ta không có đủ hành trang kiến thức cho cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường…
Dàn ý viết đoạn văn nghị luận về vấn đề Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự
1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đè nghị luận : Tình trạng học đối phó của học sinh hiện nay và tác hại của thực trạng này
2. Thân bài:
a/ Giải thích học đối phó là gì?
- Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.
- Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.
- Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.
b/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:
- Chép sách khi thầy cô giao bài tập
- Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.
- Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác “siêng học”.
- Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, …
c/ Tác hại của việc học đối phó:
- Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.
- Mất căn bản, nạn học sinh “nhảy lớp”, học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, …
- Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.
- Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
=> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.
d/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?
- Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.
- Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.
- Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.
- Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.
Đoạn văn nghị luận về vấn đề Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự – Mẫu 1
Có thể nói việc học qua loa đối phó để lại nhiều tác hại nguy hiểm. Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín,.. trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diện và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tí kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối trá, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.
Đoạn văn nghị luận về vấn đề Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự – Mẫu 2
Học tập là quá trình phấn đấu không ngừng của con người. Vì vậy, những thái độ học tập không đúng sẽ khiến ta thất bại và lầm lỗi. Học đối phó chính là thái độ học tập kém khiến ta phải gánh chịu rất nhiều hậu quả. Nó được hiểu là việc học chỉ vì điểm số, học mà không có kiến thức thật sự. Khi học đối phó, con người sẽ chỉ vì lợi ích trước mắt, họ không có được kiến thức, kĩ năng thật sự. Thêm vào đó, khi học đối phó, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được thành tựu trong học tập. Học đối phó chính là nền tảng, mầm mống khiến sự va chạm xã hội của con người luôn chỉ đối phó, qua quýt. Rất khó để ta có thể thành công khi giữ thái độ sống như vậy. Học chỉ vì thi, học chỉ vì điểm, thậm chí là sử dụng phao, sử dụng coi cóp cho con số trên trang giấy, ta sẽ không bao giờ biết được năng lực thật sự của mình đến đâu. Nếu chúng ta không thay đổi bản thân mình thì cuộc đời này sẽ chỉ là màn kịch của những đối phó, của những xấu xa, tăm tối mà thôi.
Đoạn văn nghị luận về vấn đề Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự – Mẫu 3
Hiện nay, hiện tượng học qua loa đối phó của một số học sinh diễn ra khá phức tạp. Đây là hiện tượng, tình trạng học sinh học tập không nghiêm túc, không có mục tiêu học tập chính đáng, học chỉ để đối phó với thầy cô và phụ huynh. Biểu hiện của hiện tượng này là học sinh ngồi học không chú ý vào bài, không làm bài tập về nhà hoặc chép bài của bạn, làm bài kiểm tra sơ sài, gian lận, không đạt yêu cầu, thường xuyên bày tỏ thái độ khó chịu khi bị nhắc nhở, gọi lên bảng làm bài. Đây là một trong những hiện tiêu cực trong học tập, không chỉ khiến kết quả học tập của học sinh sa sút, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, ý thức của con người. Bởi khi học sinh có thói quen đối phó thì chắc chắn dẫn đến những tật xấu như bảo thủ, thụ động, lười biếng,… Nguyên nhân của tình trạng này được đánh giá là do ý thức chủ quan, không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng của học sinh. Bên cạnh đó một vài trường hợp còn xuất phát từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh của giáo viên. Chính vì vậy để ngăn chặn hiện này thì không chỉ học sinh phải tự nhìn nhận, tự ý thức lại chính mình mà còn cần có sự tác động và thay đổi của phụ huynh, giáo viên, có như vậy hiệu quả học tập, giảng dạy mới được đảm bảo.
Đoạn văn nghị luận về vấn đề Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự – Mẫu 4
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được, trong đó phải kể đến hiện tượng học qua loa, đối phó của học sinh hiện nay. Học đối phó là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu. Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu cho có, chép lời giải ở sách mẫu để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc. Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Để giải quyết tình trạng học đối phó trước hết chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng. Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Mỗi người một hành động nhỏ tạo nên một thái độ học tập tích cực, có hiệu quả, chúng ta hãy cố gắng rèn luyện bản thân mình tốt nhất để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Đoạn văn nghị luận về vấn đề Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự – Mẫu 5
Học sinh là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, đất nước có phát triển được hay không phụ thuộc vào những nỗ lực học tập của thế hệ học sinh chúng ta hôm nay. Tuy nhiên, một hiện trạng đáng buồn đó là các em học sinh ngày nay xuất hiện tình trạng học đối phó. Học đối phó là tình trạng học sinh học bài, nghe giảng bài không trên tinh thần tự nguyện mà như bị ép buộc chỉ để đối phó qua kì thi, chỉ để qua một kì kiểm tra và không tiếp thu được bài học nào để đúc rút kinh nghiệm cho chính mình. Đây là một hiện tượng xấu xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Thật không khó để bắt gặp hiện tượng học sinh nói chuyện, làm việc riêng trong giờ mà không chú tâm vào việc học. Có nhiều bạn học sinh vì ham chơi nên chểnh mảng, đến kì thi, bài kiểm tra thì tức tốc nhồi nhét kiến thức để qua môn. Hiện tượng học đối phó này bắt nguồn từ ý thức tự giác của người học sinh. Các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học cũng như chưa có ý thức học tập tốt, còn mải mê chạy theo những thú vui của bản thân. Tình trạng học đối phó diễn ra còn là do lượng bài tập, kiến thức của các em phải nạp vào rất nhiều khiến cho các em không đủ thời gian học tập thật kĩ, học chuyên sâu nên dẫn đến học đối phó. Học đối phó còn làm cho con người bị hổng kiến thức vì không tiếp thu và hiểu sâu xa bất kì môn học, lĩnh vực nào. Hơn nữa, học đối phó sẽ dẫn đến lực học sa sút, yếu kém. Không chỉ có ý nghĩa tiêu cực cho bản thân mà còn kéo theo rất nhiều những hệ lụy khác ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình thậm chí là đối với cả xã hội bởi mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chính là những mầm non tương lai của đất nước. Hiểu được tầm quan trọng của việc học đối với bản thân mình và đối với xã hội, mỗi người trẻ chúng ta ngay từ hôm nay hãy nỗ lực học tập hết sức mình, cố gắng vươn lên trong công việc và cuộc sống để trở thành một công dân tốt, giúp ích cho xã hội.
Đoạn văn nghị luận về vấn đề Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự – Mẫu 6
Học sinh là mầm non tương lai của đất nước. Việc học tập của học sinh ảnh hưởng đến vận mệnh của tương lai. Tuy nhiên, hiện nay nhiều bạn học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học mà chỉ học dưới hình thức đối phó. Học đối phó là việc học sinh học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích hoặc học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình, nhà trường. Đây là một hành động, một phương thức học tập không tốt gây nên nhiều hậu quả tiêu cực. Trước hết việc học đối phó sẽ khiến cho các em bị hổng kiến thức, các em không nắm rõ được trọng tâm của bài học, lâu dần không theo kịp bạn bè cùng trang lứa. Tiếp đến việc học này gây ra thói quen xấu cho mọi người bằng việc qua loa mang tính chất đối phó với công việc mà bản thân mình phải chịu trách nhiệm. Giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề này đó là trước hết mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh. Mỗi người một hành động nhỏ rèn luyện thói quen tốt sẽ dẫn đến một tập thể vững mạnh, tốt đẹp hơn. Chúng ta hãy cố gắng thay đổi theo chiều hướng tích cực từng ngày để hoàn thiện bản thân tốt nhất có thể.
************
Trên đây là 6 đoạn văn nghị luận về vấn đề Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự ngắn gọn, hay nhất do thầy cô biên soạn. Hy vọng sẽ giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng để hoàn thành tốt bài nghị luận của mình sao cho hay và cuốn hút nhất.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục