Để đăng ký hộ khẩu thành phố cần những điều kiện gì?
Tôi có câu hỏi về điều kiện nhập hộ khẩu tại Thành phố (cụ thể là TP. Hà Nội). Vợ chồng tôi đều là người ở tỉnh (chồng tôi ở Ninh Bình, tôi ở Nam Định). Cả hai đều cư trú tại TP. Hà Nội đến nay được khoảng 10 năm (chúng tôi đi học, tốt nghiệp, rồi làm việc tại TP. Hà Nội). Tuy nhiên, sau khi cưới, chúng tôi mới có sổ tạm trú ở nhà trọ từ tháng 4/2014. Nay, chúng tôi đã mua được nhà tại quận Hà Đông, Hà Nội (đã xây dựng xong, và giấy tờ đều mang tên vợ chồng tôi) Vậy, đến khi nào chúng tôi mới được nhập khẩu vào TP. Hà Nội? Và điều kiện và thủ tục như thế nào?
Trả lời câu hỏi: Cảm ơn anh/chị đã gửi câu hỏi tư vấn. Trường hợp này chúng tôi xin được trả lời như sau:
Bạn đang xem: Để đăng ký hộ khẩu thành phố cần những điều kiện, thủ tục gì?
Điều 20 Luật Cư trú quy định, công dân thuộc một trong những trường hợp sau thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên. Nếu đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên.
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BCA (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định 31/2014 (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú)), quy định giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể:
Ngoài các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thường trú quy định tại Điều 6 Thông tư này, các trường hợp chuyển đến đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm một trong giấy tờ, tài liệu sau:
Đối với trường hợp thuộc khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú:
Phải có giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP (Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an).
Đối với trường hợp thuộc khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú:
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: giấy đăng ký kết hôn; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con: giấy khai sinh; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em ruột: sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người hết tuổi lao động: gkhai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về ngày, tháng, năm sinh;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh là người được nghỉ chế độ hưu: sổ hưu; quyết định nghỉ hưu; xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội; xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ hưu hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh về việc công dân nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc: Quyết định hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
+ Giấy xác nhận khuyết tật hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú đối với người khuyết tật có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất, tinh thần theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
+ Chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên đối với người mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi;
+ Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để chứng minh mối quan hệ anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
+ Văn bản về việc cử người giám hộ của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trừ các trường hợp người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, của người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
+ Giấy tờ, tài liệu để xác định là người chưa thành niên: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận ngày, tháng, năm sinh do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cấp;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh không còn cha, mẹ: giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc quyết định của tòa án tuyên bố cha, mẹ mất tích, chết hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc cha, mẹ đã chết;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng: xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã;
Ngoài các giấy tờ, tài liệu nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể khi đăng ký thường trú công dân phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp quy định tại điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú, bao gồm:
+ Giấy tờ chứng minh là người độc thân: xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu để chứng minh mối quan hệ ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột: sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Đối với trường hợp thuộc khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú:
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước bao gồm một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:
+ Giấy giới thiệu (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (kể cả quân đội nhân dân và công an nhân dân) kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
* Quyết định điều động, tuyển dụng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước là cán bộ, công chức, người thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân;
* Quyết định về nâng lương cán bộ, công chức; nâng lương, phong, thăng cấp bậc hàm; quyết định bổ nhiệm chức vụ thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân;
+ Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (kể cả quân đội nhân dân và công an nhân dân) về việc đang làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đang làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn tại các cơ quan, tổ chức bao gồm một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:
+ Giấy giới thiệu (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) của thủ trưởng đơn vị trực tiếp (kể cả quân đội nhân dân và công an nhân dân) kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
* Hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo pháp luật lao động (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng lao động);
* Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo pháp luật cán bộ, công chức.
+ Riêng đối với những người là lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức thì quyết định của cấp có thẩm quyền về bổ nhiệm, điều động lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức hoặc giấy tờ chứng minh là người lãnh đạo thuộc cơ quan, tổ chức đó thay cho hợp đồng không xác định thời hạn.
+ Xác nhận (ký tên, đóng dấu) của thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (kể cả quân đội nhân dân và công an nhân dân) về việc công dân đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn (áp dụng cho mọi cơ quan, tổ chức, kể cả các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng lao động) hoặc theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp là thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang được sử dụng con dấu riêng.
Đối với trường hợp thuộc khoản 4 Điều 20 Luật Cư trú phải có một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau:
Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc xác nhận của công an quận, huyện, thị xã nơi công dân trước đây đã đăng ký thường trú về việc công dân đã đăng ký thường trú ở thành phố trực thuộc trung ương đó.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp