Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022 hệ thống lại những nội dung, kiến thức quan trọng, cùng đề ôn tập giữa kì 2 môn Tiếng Việt 4, có đáp án kèm theo cho các em ôn tập thật tốt kiến thức môn Tiếng Việt.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 2 sắp tới.
Nội dung ôn tập giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
1. Tập đọc: Ôn tập các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 (Kết hợp trả lời có liên quan đến nội dung bài đọc)
Bạn đang xem: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022
2. Luyện từ và câu:
- Mở rộng vốn từ: Tài năng; Cái đẹp; Dũng cảm.
- Dấu gạch ngang
- Ba kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
3. Chính tả: Nghe đọc và viết một đoạn chính tả (khoảng 90 – 100 chữ)
4. Tập làm văn: Tả cây cối
Đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra từng học sinh vào các tiết ôn tập từ tuần 19 đến tuần 26
II. ĐỌC HIỂU: (7 điểm)
1. Đọc thầm câu chuyện sau:
Vùng đất duyên hải
Ninh Thuận – vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió – là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.
Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.
Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.
Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.
Theo Tạp chí Du lịch
2. Dựa vào nội dung bài đọc trên, hãy khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. (0,5 điểm) Ninh Thuận là vùng đất:
A. Ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ nước taB. Duyên hải quanh năm nắng gióC. Ở cao nguyên Lâm Viên, Tây NguyênD. Ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ
Câu 2. (0,5 điểm) Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là:
A. Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.B. Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp.C. Đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.D. Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.
Câu 3. (0,5 điểm) Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm những gì?
A. Sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.B. Được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.C. Những cánh đồng cừu rộng lớn.D. Những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.
Câu 4. (1 điểm) Hãy nối từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho phù hợp.
A B 1. Biển Ninh Chữ a. Cánh đồng cừu rộng lớn đến hàng ngàn con 2. Đồng cừu An Hòa b. Đón bình minh lên, tham gia kéo lưới với ngư dân 3. Vườn nho Ba Mọi c. Có tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam 4. Ninh Thuận d. Điểm du lịch sinh thái luôn mở cửa đón khách
Câu 5. (1 điểm) Dấu gạch ngang trong câu: “Ninh Thuận – vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió – là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua” có tác dụng là:
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.C. Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.D. Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn.
Câu 6. (1 điểm) Trong đoạn: “Trên hành trình rong ruổi…mồ hôi” có bao nhiêu từ láy?
A. 1 từ. Đó là:………………………………………………………………..B. 2 từ. Đó là:………………………………………………………………..C. 3 từ. Đó là:………………………………………………………………..D. 4 từ. Đó là:………………………………………………………………..
Câu 7. (0,5 điểm) Xác định thành phần của câu sau:
Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.
Câu 8. (1 điểm) Câu văn trên thuộc kiểu câu:
A. Ai là gì?B. Ai thế nào?C. Ai làm gì?D. Câu cảm
Câu 9. (1 điểm) Em hãy đặt một câu kể Ai thế nào? để chỉ đặc điểm bên ngoài hoặc tính tình của một người mà em yêu quý.
…………………………………………………………………………………………
B. PHẦN II: PHẦN VIẾT
I. Chính tả: (2 điểm)
Vùng đất duyên hải
Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.
Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn…
II. Tập làm văn (8 điểm)
Đề bài: Trong tự nhiên, mỗi loài cây mang một vẻ đẹp riêng. Em hãy tả một loài cây mà em yêu thích.
Đáp án đề ôn thi giữa kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt
A. PHẦN ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS, đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Đọc hiểu (7 điểm)
Câu 1: 0,5 điểm: B
Câu 2: 0,5 điểm: A
Câu 3: 0,5 điểm: A
Câu 4: 1 điểm: 1-b, 2-a, 3-d, 4-c.
Câu 5: 1 điểm: C
Câu 6: 1 điểm: 2 từ. Đó là rong ruổi và mát mẻ.
Câu 7: 0,5 điểm: Ninh Thuận/ có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.
Câu 8: 1 điểm: B
Câu 9: 1 điểm: học sinh tự diễn đạt.
VD: Lan hiền lành, tốt bụng.
B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả (2 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
II. Tập làm văn (8 điểm)
TT Điểm thành phần Mức điểm 1,5 1 0,5
1
Mở bài (1 điểm)
– Giới thiệu được loài cây định tả.
– Có ý nêu/ đánh giá một đặc điểm nổi bật của loài cây đó.
– Giới thiệu được loài cây định tả.
– Không có câu giới thiệu hoặc không nêu được loài cây định tả.
2a
Thân bài
(4 điểm)
Nội dung
(1,5 điểm)
– Miêu tả được các bộ phận của cây(đặc điểm như gốc, thân, cành, tán lá, hoa, quả,….)
– Các chi tiết miêu tả thể hiện đặc trưng của cây.
– Nêu được lợi ích, công dụng của cây,
– Miêu tả được các bộ của cây(đặc điểm như gốc, thân, cành, tán lá, hoa, quả,….)
– Nêu được lợi ích, công dụng của cây
– Miêu tả được các bộ của cây(đặc điểm như gốc, thân, cành, tán lá, hoa, quả,….)
nhưng không tập trung vào những chi tiết thể hiện đặc trưng của cây.
– Nêu được lợi ích của cây nhưng còn sơ sài.
Miêu tả thiếu bộ phận của cây hoặc miêu tả không theo suy nghĩ, cảm nhận của mình.
– Không nêu được công dụng, lơi ích của cây.
2b
Kĩ năng
(1,5 điểm)
– Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự hợp lí
– Các chi tiết được cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau.
– Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự khá hợp lí.
– Các chi tiết được cảm nhận bằng một vài giác quan khác nhau
– Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí
– Các chi tiết được cảm nhận bằng ít giác quan khác nhau
– Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí
2c
Cảm xúc
(1 điểm)
– Có nhiều câu văn nêu được tác dụng, ý nghĩa của cây
– Thể hiện được tình cảm của bản thân đối với cây đó.
– Có ít câu văn nêu được tác dụng, ý nghĩa loài cây.
– Thể hiện được tình cảm của bản thân đối với cây đó.
Chưa nêu được tác dụng, ý nghĩa và tình cảm đối với cây.
3
Kết bài (1 điểm)
Nêu được sự đánh giá về cây, trách nhiệm của bản thân đối với cây đó.
Chỉ nêu được sự đánh giá về cây, hoặc trách nhiệm của bản thân đối với cây đó.
Không có phần kết bài
4
Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
– Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng, có từ 0 – 3 lỗi chính tả
– Chữ viết không rõ ràng, không đúng cỡ, đúng kiểu, sai từ 4 lỗi chính tả trở lên.
5
Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
Có từ 0-3 lỗi dùng từ, đặt câu
Có hơn 4 lỗi dùng từ, đặt câu.
6
Sáng tạo (1 điểm)
Bài văn đạt 2 trong 4 yêu cầu sau:
– Có ý độc đáo.
– Miêu tả có hình ảnh.
– Cách dùng từ và đặt câu thể hiện được cảm xúc.
– Diễn đạt tự nhiên.
Bài văn đạt 1 trong 4 yêu cầu đã nêu.
Bài văn không đạt yêu cầu đã nêu.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục