Dàn ý thuyết minh về văn miếu Quốc Tử Giám
I. Dàn ý thuyết minh về văn miếu Quốc Tử Giám (Chuẩn)
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý thuyết minh về văn miếu Quốc Tử Giám
– Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút du khách bậc nhất của Hà Nội.- Với lối kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử gắn liền với sự hưng thịnh phát triển của nhiều triều đại, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã mang đến trong trái tim nhiều người sự trân trọng và ngưỡng mộ vô cùng.
2. Thân bài
* Lịch sử hình thành:– Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng cùng thời sau đó vào năm 1076, ngay bên cạnh Văn Miếu.- Tọa lạc tại phía Nam kinh thành Thăng Long, thuộc quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội.- Diện tích là 54331 m2.
* Kiến trúc:– Có kết cấu tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích, phía bên trong lại chia làm 5 tầng không gian có kiến trúc khác nhau, mỗi lớp như vậy được ngăn cách bằng một tường gạch dày có 3 cửa thông với nhau.- Gồm các bộ phận chính là Hồ Văn, khu Văn Miếu thờ Khổng Tử, Vườn Giám và Quốc Tử Giám.- 4 cổng chính: Cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành, Thái Học- Các di tích bên trong bao gồm:+ Tứ trụ và Bia Hạ Mã+ Khuê Văn Các+ Giếng Thiên Quang và 82 tấm bia Tiến sĩ.+ Khu Đại Thành, khu Thái Học,…
* Vai trò, ý nghĩa:– Nơi thờ cúng các bậc tiên thánh người đã khai sinh ra nho học, đồng thời là trường học hoàng gia đầu tiên của Đại Việt.- Quốc Tử Giám hoàn thiện thì khu di tích này chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam.Ngày nay Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã trở thành khu di tích lịch sử nằm trong danh sách 23 Di tích Quốc gia đặc biệt, là chứng minh cho sự phát triển của nền giáo dục của nước ta dưới chế độ phong kiến.- Là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách.- Nơi đây cũng lưu giữ lại những tư liệu lịch sử quý giá, những nét kiến trúc độc đáo, cùng với những dấu vết về một thời thịnh trị của Nho giáo tại Việt Nam.
3. Kết bài– Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước.- Mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích để không chỉ hôm nay mà con cháu chúng ta ngày sau có thể ý thức được và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp này.
II. Bài văn mẫu thuyết minh về văn miếu Quốc Tử Giám (Chuẩn)
Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút du khách bậc nhất của Hà Nội, nơi đây cũng chính là chứng nhân lịch sử cho nền văn hóa nho học, đã đào tạo ra vô số nhân tài cho đất nước từ thuở thành lập, được xem là ngôi trường đại học chính quy đầu tiên của Việt Nam. Quốc Tử Giám chính là minh chứng cho quyết tâm nâng cao học thức nhân dân, phát triển nền giáo dục nước nhà lên đến đỉnh cao của vua Lý Nhân Tông, và quả thực ông đã thành công, khi lịch sử đã đánh giá triều Lý là triều đại có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ nhất. Với lối kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử gắn liền với sự hưng thịnh phát triển của nhiều triều đại, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã mang đến trong trái tim nhiều người sự trân trọng và ngưỡng mộ vô cùng.
Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng cùng thời sau đó vào năm 1076, ngay bên cạnh Văn Miếu. Quần thể di tích này tọa lạc tại phía Nam kinh thành Thăng Long, thuộc quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Công trình có tổng diện tích là 54331m2, bốn phía được bao quanh bởi các tuyến phố chính của quận, hướng Nam là cổng chính giáp với phố Quốc Tử Giám, phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây giáp phố Tôn Đức Thắng, và phía Đông giáp với phố Văn Miếu…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Thuyết minh về văn miếu Quốc Tử Giám tại đây.
———————HẾT———————
Bên cạnh dàn ý Thuyết minh về văn miếu Quốc Tử Giám, các bạn học sinh cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 8 khác như: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Bái Đính; Thuyết minh về Dinh Độc Lập; Thuyết minh về vịnh Hạ Long; Thuyết minh về Hồ Gươm; Thuyết minh về chùa Thiên Mụ;…
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục