Đề bài: Dàn ý thuyết minh về bánh chưng
Dàn ý thuyết minh về bánh chưng
Bạn đang xem: Dàn ý thuyết minh về bánh chưng
I. Dàn ý thuyết minh về bánh chưng
1. Mở bài
Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh: bánh chưng.
2. Thân bài
a. Nguồn gốc và hình dáng, đặc điểm của bánh chưng– Nguồn gốc: gắn liền với câu chuyện “Bánh chưng bánh giầy” và nhân vật hoàng tử Lang Liêu.- Hình dáng, đặc điểm: vuông vức.
b. Nguyên liệu để làm bánh chưng– Nguyên liệu bên ngoài: lá dong hoặc lá chuối.- Nguyên liệu bên trong: nếp, đậu xanh, thịt mỡ.
c. Cách thức làm bánh– Gói bánh- Nấu bánh- Thưởng thức bánh
d. Ý nghĩa của bánh chưng– Là một món ăn tiêu biểu tượng trưng cho ngày Tết.- Ẩn dụ cho ý niệm cho mong ước về cuộc sống ấm no.- Đề cao thành tựu nông nghiệp cùng nền văn minh lúa nước.
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa và tác dụng của bánh chưng trong đời sống tinh thần, tâm thức của người Việt.
II. Bài văn mẫu thuyết minh về bánh chưng
Việt Nam là đất nước đậm đà bản sắc dân tộc với các phong tục tập quán, truyền thống, lễ hội,… đều được lưu truyền sâu rộng trong nhân dân, từ đời này nối tiếp đời sau. Mỗi năm, cứ đến cận kề ngày Tết cổ truyền của dân tộc thì người người, nhà nhà đều nô nức sắm sửa chuẩn bị đón tết và không quên gói những chiếc bánh chưng vuông vắn chứa đựng hương vị đầm ấm, sum vầy. Có thể nói nếu thiếu hương vị bánh chưng thì ngày tết cũng mất đi một phần giá trị truyền thống của nó.
Bánh chưng có từ bao giờ cũng không ai biết rõ nhưng theo sự tích kể lại, vào những năm vua Hùng thứ sáu, sau khi đánh đuổi giặc Ân, vua có ý truyền ngôi cho con nên ban lệnh: Ai tìm được món ăn ngon, có ý nghĩa nhất sẽ được truyền ngôi. Lang Liêu người con thứ mười tám, dâng lên cho vua cha món bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng ăn thấy ngon và rất có ý nghĩa bèn truyền ngôi cho. Kể từ đó mỗi dịp tết Nguyên Đán, dân chúng lại làm món bánh này để dâng cúng tổ tiên, trời đất…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ thuyết minh về bánh chưng tại đây.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục