I. Dàn ý Suy nghĩ về bệnh nói dối
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài:
Bạn đang xem: Dàn ý suy nghĩ về bệnh nói dối
a. Giải thích:+ Nói dối là gì?+ Tại sao mọi người lại nói dối?
b. Thực trạng+ Việc nói dối xuất hiện từ trong những câu chuyện dân gian+ Nói dối trong đời sống hiện nay
c. Nguyên nhânNói dối có lợi cho bản thân người nói ngay lúc đó thế nào
d. Hậu quả+ Nói dối khi bị phát hiện+ Nói dối gây mất niềm tin+ Một phạm trù khác của nói dối là lừa đảo
e. Giải pháp+ Định hướng từ khi còn nhỏ, xử phạt nghiêm khắc+ Bản thân mỗi người
f. Mở rộng: Lời nói dối trắng
3. Kết bài
Tổng kết lại vấn đề cần nghị luận.
II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về bệnh nói dối
Nói dối – “căn bệnh thế kỉ” mà ai trong số chúng ta cũng đã ít nhất một lần mắc phải. Bên cạnh những lời giao tiếp thông thường, nói dối giống như một cách ứng xử trong những trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, cách ứng xử mang tính tiêu cực, gây hại này nếu không sửa chữa, lâu ngày sẽ thành tật, thành bệnh, nói dối quen thân gây ảnh hưởng tới nhân cách con người.
Nói dối là cách nói sai sự thật hoặc bịa ra một câu chuyện hoàn toàn không có thật nhằm thỏa mãn mục đích của người nói dối. Việc nói dối thường sẽ là xấu xa, không đúng đắn, dùng để lấp liếm, che đậy. Trẻ nhỏ nói dối bố mẹ để tránh bị quở trách khi bị điểm kém, học sinh nói dối thầy cô để không phải làm bài tập, cha mẹ nói dối con cái để thoái thác trách nhiệm, người bán hàng nói dối về công dụng sản phẩm để chèo kéo người mua, bạn bè nói dối nhau về hoàn cảnh, gia đình… Bên cạnh đó, có những lời nói dối vô hại như nói dối để đỡ mất lòng, để tránh gây hiểu lầm hay thô lỗ,… Dù có lợi hay có hại, những lời nói không đúng sự thật đều bị coi là lời nói dối…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Suy nghĩ về bệnh nói dối tại đây.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục