Dàn ý phân tích ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con
I. Dàn ý phân tích ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con (Chuẩn)
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con
– Bằng những mẩu chuyện nho nhỏ giữa hai mẹ con thầy Mạnh Tử làm cho chúng ta nhận ra được nhiều điều về cung cách nuôi dạy con cái, cách suy nghĩ thấu đáo của người mẹ.
2. Thân bài
* Sự kiện chuyển nhà:– Nhà gần nghĩa địa => nhà gần chợ => nhà gần trường => Mạnh Tử chăm chỉ học hành, lễ nghĩa.=> Môi trường sinh sống rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, bởi chúng là lứa tuổi hiếu động, lại tò mò, thích bắt chước, nếu chọn những nơi ở không phù hợp sẽ dễ nhiễm thói xấu mà đổ đốn.=> Việc mất công chuyển nhà của người mẹ, cũng là tấm lòng yêu thương con hết mực, một lòng lo nghĩ cho tương lai của con mình, cũng thể hiện được sự thông minh sáng suốt trong quá trình nuôi dạy con cái của người mẹ.
* Sự kiện miếng thịt lợn:– Thân làm cha mẹ, là người lớn thì phải là tấm gương sáng cho con cái noi theo, chớ bạ đâu nói đấy, không cẩn trọng dễ khiến trẻ nhỏ bắt chước thói xấu.- Đặc biệt với vấn đề nói dối, người lớn phải thành thực với con trẻ, đã hứa thì phải làm, chớ nuốt lời, bằng không chúng sẽ bắt chước dẫn tới hình thành nhân cách xấu.
* Sự kiện Mạnh Tử bỏ học, bà mẹ cắt đứt tấm vải đang dệt:– Dùng hành động thực tiễn làm ví dụ để dạy bảo chính là thứ khiến chúng nhớ lâu và thấm thía hơn so với việc đánh mắng nhiều lần.- Sự kiên quyết và dứt khoát của người mẹ cũng là một bài học đối với các bậc phụ huynh, con cái dạy dỗ nhẹ nhàng nhưng cũng không thể nuông chiều thái quá, sai phải uốn nắn, bởi nếu cứ chiều theo chúng thì chúng sẽ có nguy cơ tái phạm lần tiếp theo, chi bằng cắt đứt cái ý nghĩ ấy ngay từ đầu là tốt hơn cả.
3. Kết bài
– Truyện ngắn Mẹ hiền dạy con khiến chúng ta nhận ra nhiều điều từ cung cách dạy con của người xưa. Đó là một tấm gương sáng về tình yêu thương con, mong muốn mọi sự tốt đẹp cho đứa con của người mẹ.- Nhìn vào cách xử lý rất thông minh và sáng suốt của người mẹ ta mới thấm thía câu nói “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”, bởi Mạnh Tử sau thật sự đã trở thành một bậc hiền tài làm rạng danh tổ tiên.
II. Bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con (Chuẩn)
Ông ta vẫn có câu rằng: “Dạy con từ thuở còn thơ”, nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của thời điểm dạy dỗ con cái, cũng như vai trò của bậc cha mẹ trong việc giáo dục. Trong truyện ngắn Mẹ hiền dạy con bằng những mẩu chuyện nho nhỏ giữa hai mẹ con thầy Mạnh Tử, chúng ta nhận ra được nhiều điều về cung cách nuôi dạy con cái, cách suy nghĩ thấu đáo của người mẹ. Chính nhờ cách nuôi dạy tuyệt vời ấy đã là bước đệm khiến cho Mạnh Tử trở thành bậc hiền triết được người đời kính trọng mãi về sau này, thì công của người mẹ quả thực đóng vai trò vô cùng to lớn.
Sự kiện đầu tiên, ấy là nhà thầy Mạnh Tử vốn ở gần nghĩa địa, suốt ngày thấy cảnh tang thương, kêu khóc, đắp mồ, chôn mả, thì ông bắt chước làm theo. Người mẹ nhận thấy rằng đó chẳng phải chốn có thể sinh sống lâu dài, bởi những cảnh ấy chỉ khiến con mình thêm u sầu,…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con tại đây.
——————-HẾT————————
Truyện Mẹ hiền dạy con được biên soạn trong chương trình SGK NGữ văn lớp 6 tuần học thứ 15. các bài văn mẫu hay được giáo viên yêu cầu với tác phẩm này bao gồm: Phân tích ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con, Soạn bài Mẹ hiền dạy con, Cảm nghĩ về truyện Mẹ hiền dạy con, Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Mẹ hiền dạy con;…
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục