Dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều
I. Dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Chuẩn)
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều
– Truyện Kiều là tác phẩm thuộc hàng kinh điển trong văn học Việt Nam.- Biệt tài tả người, tả cảnh của Nguyễn Du ấn tượng nhất là ở bút pháp ước lệ tượng trưng, tiêu biểu là trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
2. Thân bài
* Vị trí, nội dung, nghệ thuật đoạn trích:- Nằm ở phần mở đầu của Truyện Kiều.- Nội dung khắc họa một cách cụ thể rõ nét và sinh động và độc đáo chân dung của chị em Thúy Kiều, qua đó Nguyễn Du bộc lộ cảm hứng nhân văn rất sâu sắc của mình.- Nghệ thuật sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, thể thơ lục bát, ngôn ngữ chọn lọc, trau chuốt.
* 4 câu thơ đầu: “Đầu lòng … vẹn mười”: Khái quát chung về chị em Thúy Kiều- Là 2 con gái lớn của Vương ông, Kiều là chị, Vân là em.- Đây là hai người con gái với vẻ đẹp thanh cao, tâm hồn trong sáng tựa mai, tuyết.- Nhấn mạnh dấu ấn cá nhân “Mỗi người một vẻ”.
* 4 câu thơ tiếp “Vân xem… màu da”: Miêu tả vẻ đẹp của Vân.- Vân có vẻ đẹp “trang trọng”, quý phái cao sang và phúc hậu.- Khuôn mặt tròn đây như mặt trăng, mày đậm, giọng nói tiếng cười thanh thoát như hoa như ngọc, tóc mượt như mây, da trắng hơn tuyết.- Dự báo về một cuộc đời êm đềm, sang quý.
* 12 câu thơ tiếp “Kiều càng… não nhân”: Đặc tả nhan sắc và tài năng của nàng Kiều.- “Sắc sảo mặn mà” hơn Thúy Vân, vẻ đẹp của Vân làm nền để tôn lên vẻ đẹp của Kiều. Kiều vừa sắc sảo về trí tuệ lại mặn mà cả về hình thể lẫn tâm hồn.- Vẻ đẹp của Kiều được gợi ra một cách rất chung, để người đọc tự liên tưởng.+ Đặc tả đôi mắt như nước mùa thu, hàng mày như núi mùa xuân, đó là những vẻ đẹp kinh điển của những trang tuyệt thế giai nhân.+ Vẻ đẹp của Kiều không được sự chấp nhận thua kém từ thiên nhiên như Vân mà thay vào đó là sự ghen ghét, đố kỵ. Điều đó dự cảm một cuộc đời đầy sóng gió, chông gai của nàng.+ Thành ngữ cổ “nghiêng nước nghiêng thành” lần nữa nhấn mạnh và tôn lên nhan sắc hiếm có của Kiều, đó là vẻ đẹp rực rỡ, họa thủy, trăm năm có một.- Vẻ đẹp của Thúy Kiều không chỉ nằm ở bề ngoài mà còn là vẻ đẹp trí tuệ.+ Tinh thông cầm, kỳ, thi, họa, đặc biệt có tài gảy hồ cầm điêu luyện.+ Nàng còn biết sáng tác, thế nhưng những bản nhạc của nàng đều ai oán, não nề cho một kiếp người tài hoa bạc mệnh. Điều đó cho thấy tâm hồn đa sầu đa cảm và những dự đoán về một tương lai đoạn trường của Kiều.
* 4 câu thơ cuối: Khái quát về cuộc sống cũng như tình trạng của hai nàng.- Cuộc sống ấm no, sung túc và êm đềm- Hai nàng đã sắp đến tuổi gả chồng, búi tóc cài trâm- Gia đình gia giáo, nề nếp, trướng rủ màn che, các nàng cũng chưa hề mang đến việc yêu đương nam nữ.
3. Kết bài
– Qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều đặc tả hai người con gái tài sắc mười phân vẹn mười, Nguyễn Du đã bộc lộ sự trân trọng, đề cao giá trị vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, từ vẻ đẹp nhan sắc đến vẻ đẹp tâm hồn, tài năng, đó chính là biểu hiện cực kỳ sâu sắc trong tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du.- Việc sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng trong việc miêu tả nhân vật rất phù hợp với tư tưởng ca ngợi, ngưỡng mộ đề cao giá trị của con người trong tác phẩm, lấy vẻ đẹp của con người làm lý tưởng cho mọi vẻ đẹp của thiên nhiên rộng lớn.
II. Bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Chuẩn)
Nền văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X-XIX được đánh dấu bằng nhiều tác phẩm thơ văn xuất sắc, mà tiêu biểu nhất phải kể đến Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Nhắc đến Truyện Kiều người ta không chỉ đơn giản nhớ đến một tác phẩm vang danh một thời, mà Truyện Kiều được xem là kiệt tác văn học được xếp vào hàng kinh điển của cả nền văn học Việt Nam, chứ không của riêng thời đại nào. Truyện Kiều đã quá đỗi quen thuộc và đi vào đời sống của nhân dân ta một cách tự nhiên nhất, từ đó hình thành nên những nét sinh hoạt văn hóa thú vị và đặc sắc ví như bói Kiều, ngâm Kiều, tranh Kiều, rồi vịnh Kiều,… Phải nói hiếm có tác phẩm văn học Việt Nam nào lại được truyền bá rộng rãi và thậm chí được dịch sang hơn hai mươi thứ tiếng khác nhau trên thế giới như Truyện Kiều. Dẫu nhiều câu nhiều chữ, nhưng tựu chung lại giá trị của tác phẩm nằm ở hai điểm lớn đó là cảm hứng hiện thực và tư tưởng nhân đạo xuyên suốt trong cả tác phẩm. Đọc Truyện Kiều người ta thường dễ dàng nhận ra Nguyễn Du có một biệt tài tả người, tả cảnh rất hay, rất độc đáo ấy là ở bút pháp ước lệ tượng trưng, trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã xuất sắc phác họa nên hai thiếu nữ tài sắc vẹn toàn với những hình ảnh tượng trưng, so sánh rất tinh tế, rất tài hoa…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều tại đây.
———————HẾT———————-
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều(trích Truyện kiều) của Nguyễn Du được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 9, bên cạnh Dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài như: Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều, phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều trong Chị em Thúy Kiều, soạn bài Chị em Thúy Kiều;…
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục