Dàn ý phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng
I. Dàn ý phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng (Chuẩn)
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng
Giới thiệu nhan đề: Tác phẩm ” Ánh trăng” của Nguyễn Duy là một bài thơ đặc sắc, bằng tài năng trong ngòi bút và tình cảm thiết tha, dạt dào gửi gắm vào trăng, tác giả đã nâng “ánh trăng” lên thành biểu tượng, trở thành một nhan đề có tính đa nghĩa.
2. Thân bài
Tính đa nghĩa của nhan đề “Ánh trăng”:+ Ánh trăng chính là vẻ đẹp vĩnh hằng và bất tử của thiên nhiên+ Ánh trăng chính là người bạn đồng hành cùng tác giả trong những năm tháng tuổi thơ+ Trăng còn là người tri kỷ, dõi theo từng bước đường chiến đấu của người chiến sĩ+ Trăng đại diện cho quá khứ nghĩa tình, bao dung, đẹp đẽ+ Ánh trăng mang đến cho ta một thông điệp, một bài học về lẽ sống thủy chung, ân tình với quá khứ
3. Kết bài
Khái quát ý nghĩa nhan đề: Nhan đề tác phẩm luôn là cái thôi thúc người đọc đi sâu vào khám phá, là khía cạnh để khai thác những tầng sâu ý nghĩa của tác phẩm. Nguyễn Duy đã thực sự thành công trong việc đặt nhân để cho bài thơ, tuy bình dị, ngắn gọn nhưng đầy ý vị, sâu xa.
II. Bài văn mẫu phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng (Chuẩn)
Nếu ai hỏi về hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng nhất thì có lẽ câu trả lời chính xác nhất đó là vầng trăng. Cũng bởi thế mà trăng mang đến cho bao thi nhân những cảm xúc tuyệt mỹ và vẹn tròn nhất, biết bao bài thơ viết về trăng đều bình dị, sáng trong và đẹp đẽ lạ lùng. Tác phẩm ” Ánh trăng” của Nguyễn Duy là một bài thơ như thế, bằng tài năng trong ngòi bút và tình cảm thiết tha, dạt dào gửi gắm vào trăng, tác giả đã nâng “ánh trăng” lên thành biểu tượng, trở thành một nhan đề có tính đa nghĩa.
Thứ nhất, ánh trăng chính là vẻ đẹp vĩnh hằng và bất tử của thiên nhiên, trăng là đại diện cho những gần gũi bình dị với con người. Trăng là ánh sáng giữa màn đêm tăm tối, mang vẻ đẹp viên mãn và tròn đầy nhất.
Thứ hai, ánh trăng chính là người bạn đồng hành cùng tác giả trong những năm tháng tuổi thơ, cùng chung sống như đồng như bể, gần gũi với bao kỉ niệm thật đáng quý ,đáng yêu. Phải chăng đó là những đêm Rằm cùng ánh trăng rước đèn phá cỗ, là những tối trăng soi bóng mình trên dòng sông tĩnh mịch, êm đềm khoe vẻ thơ mộng, an yên. Tất cả trở nên thật gắn bó, thân thương và bình dị biết bao…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết Phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng tại đây.
——————HẾT——————
Ánh trăng là nhan đề mang tính đa nghĩa, không chỉ mang hàm ý tả thực mà còn chứa đựng những triết lí, tư tưởng sâu sắc của Nguyễn Duy gửi gắm trong bài thơ. Tìm hiểu chi tiết về nội dung bài thơ, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 9 khác như: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng, Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng: “Từ hồi về thành phố… cho ta giật mình”, Cảm nhận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, Suy nghĩ của em về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục