Dàn ý phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao
I. Dàn ý phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao (Chuẩn)
1. Mở bài– Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng 8.- Cùng với Đời Thừa, Chí Phèo thì Lão Hạc cũng là một trong những truyện ngắn tiêu biểu và xuất sắc nhất của Nam Cao ghi dấu ấn sáng rõ trong sự nghiệp sáng tác của ông, nội dung chính là tấn bi kịch của nhân vật Lão Hạc.
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao
2. Thân bài* Bi kịch làm cha:– Là người cha nghèo khổ, vợ mất sớm, không có tiền cưới vợ cho con, con phẫn chí bỏ đi làm phu cao su biền biệt.- Lão Hạc phải chịu cảnh thui thủi một mình.- Thương con nên ở nhà cố gắng làm lụng dành dụm tiền cho con => Lao lực, vất vả nên sinh bệnh.- Bệnh tật đã tiêu hao gần hết số tiền ông dành dụm được, mùa màng bị thiên tai tàn phá, ông lão lại thất nghiệp vì sức đã yếu không ai thuê.- Vì sợ tiêu hết tiền của con trai thế nên Lão Hạc quyết định bán Cậu Vàng trong đau đớn, sau đó một thời gian thì tự tử chết, trước khi chết còn nhờ cậy ông giáo trông nom vườn tược và ma chay cho mình.* Bi kịch làm người:– Lão Hạc luôn tự dằn vặt bản thân sau việc bán Cậu Vàng, cho rằng bản thân là kẻ khốn nạn đi lừa cả con chó, và Cậu Vàng đang trách móc ông, điều đó khiến ông đau khổ vô cùng.- Vì không muốn liên lụy hàng xóm nên bán chó góp vào số tiền 25 đồng ông còn gửi ông giáo sau này lo hậu sự, còn bản thân thì ăn khoai sắn lay lắt qua ngày cho đến khi chết => Bị cho là gàn dở, ngu ngốc.- Chọn cách chết khủng khiếp => Bả chó không tốn tiền, là sự trừng phạt bản thân sau sự việc đã gây ra với Cậu Vàng.
3. Kết bài– Cuộc đời Lão Hạc là những tấn bi kịch chất chồng, tất cả những nghèo khó, bệnh tật, đớn đau về cả thể xác lẫn tinh thần ông đều phải gánh lấy, mà chung quy lại ấy cũng là xuất phát từ tấm lòng của một người cha, của một con người quá đỗi lương thiện.- Đọc Lão Hạc người ta thấy thấm thía và xót xa về một kiếp người khốn khổ, là đại diện cho những người nông dân ở chế độ cũ, cái nghèo, cái đói dồn ép họ đến đường cùng, hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần khiến họ chọn cho mình cái chết để giải thoát.
II. Bài văn mẫu phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao (Chuẩn)
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục