Dàn ý phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
1. Mở bài
– Trăng từ xưa đến nay đã trở thành đề tài có nhiều sức gợi trong thi ca.- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy vẫn khơi gợi trong tâm hồn của mỗi độc giả những cảm xúc mới mẻ, sâu sắc và nhiều ý nghĩa.
2. Thân bài
* Tác giả, tác phẩm:– Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, ông là một nhà thơ chiến sĩ, đã từng tham gia phục vụ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sáng tác tiêu biểu là tập thơ Ánh trăng.- Ánh trăng được sáng tác ở thành phố Hồ Chí Minh, vào năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Bạn đang xem: Dàn ý phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
* Phân tích:– Khổ thơ 1 + 2: Những kỷ niệm trong quá khứ, sự gắn bó của của vầng trăng trong từng bước đi của cuộc đời nhà thơ.+ Thuở ấu thơ gắn bó mật thiết với đồng ruộng, sông, bể+ Lớn lên đi chiến đấu gắn bó với rừng già.+ Trong suốt quá trình ấy vầng trăng luôn dõi theo và được nhà thơ xem như là người bạn tri kỷ, không bao giờ quên.
– Khổ 3: Sự thay đổi của cuộc sống, khiến người ta quên đi kỷ niệm xưa cũ+ Quen “ánh điện cửa gương”, cuộc sống xa hoa, phố thị tách biệt với thiên nhiên.+ Ánh trăng trở thành người xa lạ, bị người lính vô tình quên mất- Khổ bốn: Tình huống bất ngờ và cuộc hội ngộ với vầng trăng. + Mất điện, là lý do bất ngờ dẫn đến cuộc hội ngộ đầy cảm xúc giữa nhà thơ và vầng trăng.+ Kỷ niệm ùa về, vầng trăng tri kỷ sắt son, cánh đồng, sông, bể, những ngày chiến đấu gian khổ nhưng đầy ắp kỷ niệm không quên, điều ấy khiến nhà thơ xúc động trào nước mắt.
– Khổ cuối: Sự thức tỉnh của tâm hồn+ Vầng trăng “im phăng phắc”, tròn vành vạnh, hiên ngang, đối diện khiến người lính phải giật mình xấu hổ.+ Bài học về sự ghi nhớ những ân tình, những kỷ niệm trong cuộc đời của mỗi con người, quên đi là sự vô tình đầy tội lỗi.
3. Kết bài
– Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ dẫu câu từ có vẻ đơn giản, mộc mạc nhưng lại hàm súc những ý nghĩa lớn, ấy là bài học về sự ghi nhớ những ân tình trong quá khứ, là lời khuyên, là tấm gương về lối sống nhân nghĩa, luôn trân quý, biết ơn những người, những cảnh vật xưa cũ.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục