I. Dàn ý hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
1. Mở bài– Giới thiệu khái quát về nhà thơ Phan Bội Châu- Giới thiệu khái quát về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác- Nêu lên vấn đề nghị luận: Hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
2. Thân bài
a. Hai câu đề: Phong thái ung dung, lạc quan của nhà cách mạng yêu nước– Câu 1:+ Điệp ngữ “vẫn” lặp lại hai lần+ Từ ngữ Hán Việt “hào kiệt”, “phong lưu”→ Nêu lên hoàn cảnh của người cách mạng và hơn thế nó như một lời khẳng định phong cách sống ung dung, đàng hoàng, đĩnh đạc của người cách mạng dẫu trong bất cứ hoàn cảnh nào.- Câu 2: “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” là một cách nói khỏe khoắn, toát lên tinh thần lạc quan của nhà cách mạng
Bạn đang xem: Dàn ý hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
b. Hai câu thực: Tâm thế vững vàng, thoải mái, hiên ngang của nhà cách mạng– Sử dụng thành công thủ pháp đối lập thường thấy đã làm nổi bật hình ảnh người cách mạng với phong thái ung dung.|- “khách không nhà”: cho chúng ta thấy hoàn cảnh khó khăn, vất vả trên con đường hoạt động cách mạng, nhưng hơn hết là tâm thế tự do, là tinh thần ung dung ngay trong chính hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm thiếu thốn.- Sử dụng từ “lại” như một lời nhấn mạnh, tác giả đã thể hiện rõ thái độ mỉa mai của mình trước hành động khủng bố những người yêu nước, những nhà cách mạng của thực dân Pháp.
c. Hai câu luận: Khẩu khí và sức mạnh tinh thần của người cách mạng yêu nước– Câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” như một lời khẳng định đầy đanh thép về hoài bão kinh bang tế thế- Cách nói phóng đại “cười tan cuộc oán thù” dường như đã khẳng định sức mạnh, niềm tin của những cách mạng họ có thể chiến thắng, có thể đánh tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.
d. Hai câu kết: Lời khẳng định tư thế hiên ngang và ý chí kiên cường của người cách mạng– Biện pháp điệp ngữ- Hai câu thơ cho chúng ta thấy rõ những phẩm chất tốt đẹp của những con người cách mạng – sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn và gian khổ để hoàn thành sự nghiệp, sứ mệnh của mình.
3. Kết bàiKhái quát lại hình ảnh nhà cách mạng yêu nước trong bài thơ và cảm nghĩ của bản thân.
II. Bài văn mẫu hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu không chỉ là một nhà cách mạng mà còn là một tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam, đặc biệt là trong thơ ca cách mạng. Ông đã để lại cho lớp lớp thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị sâu sắc và có thể nói bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một trong số những tác phẩm xuất sắc của ông. Đọc bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác người đọc sẽ không thể nào quên hình ảnh nhà cách mạng yêu nước được tác giả khắc họa chân thực và sâu sắc.
Ra đời trong những ngày bị bắt giam nơi chốn ngục tù, bài thơ đã xây dựng thành công hình ảnh người cách mạng yêu nước với tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường và tư thế hiên ngang.
Mở đầu bài thơ, hai câu đề đã vẽ nên cho chúng ta hình ảnh một người cách mạng với phong thái ung dung, lạc quan:
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưuChạy mỏi chân thì hãy ở tù
…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
———————-HẾT————————
Trong tuần học thứ 15, chương trình SGK Ngữ văn lớp 8, các em đã được học bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu. Thông qua tác phẩm giúp các em cảm nhận được khí phách kiên cường của các chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX và sức lôi cuốn một giọng thơ hào hùng, hình ảnh thơ mạnh mẽ, khoáng đạt. Bên cạnh Dàn ý hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, các em có thể tham khảo những bài viết sau: Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu, Cảm nhận về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu;…
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục