Dàn ý Giải thích câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng
I. Dàn ý Giải thích câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng
1. Dàn ý số 1 (Chuẩn)
a. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý Giải thích câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng
Giới thiệu về câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
b. Thân bài
* Giải thích câu nói:
– Nghĩa đen:+ “Nhiễu điều”: Tấm vải đỏ vừa dùng để trang trí, làm đẹp vừa dùng để che phủ, bảo vệ gương khỏi bụi bặm.+ “Giá gương”: Là giá đỡ của gương.→ Nhiễu điều và giá gương đều là những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống xưa. Nhiễu điều che chở, bảo vệ gương, giá gương lại làm nổi bật vẻ đẹp, công dụng của nhiễu điều.- Nghĩa biểu tượng: Tình yêu thương, tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa con người với con người.
* Vai trò của tình yêu thương, tinh thần đoàn kết trong cuộc sống:– Tình yêu thương là sợi dây tình cảm giúp gắn kết giữa con người với con người. Tình thương cũng chính là cơ sở, cội nguồn của tinh thần tương thân tương ái.- Đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống, bão táp của cuộc đời.
– Tình yêu thương, đoàn kết không chỉ được nâng đỡ, tương trợ về vật chất mà còn bồi đắp về tâm hồn:+ Giúp con người vượt qua khó khăn, mang đến cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn.+ Củng cố niềm tin vào cuộc sống, vào con người
* Cuộc sống sẽ ra sao nếu con người không biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau?– Khi con người chỉ biết đến mình sẽ làm mai một thế giới tình cảm vốn giàu có, phong phú của con người: Con người trở nên vô cảm, ích kỉ trước nỗi đau của đồng loại.- Con người trở nên đơn độc, yếu đuối trước hoàn cảnh. Khi gặp khó khăn, mệt mỏi nếu không được động viên, trợ giúp sẽ dễ bị tổn thương về tinh thần, thể xác.- Không có sức mạnh cộng đồng, dễ bị tác động bởi hoàn cảnh, bị các thế lực xấu tấn công, dễ bị thua thiệt.
* Mở rộng vấn đề:– Cần sống yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để tạo nên sức mạnh tinh thần vượt qua mọi khó khăn, thử thách.- Cần tránh tư tưởng lệ thuộc, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác mà đánh mất đi sức mạnh nội tại, sự cố gắng, làm chủ cuộc sống của bản thân.- Hành động giúp đỡ cần xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện, không gượng ép, vụ lợi.
c. Kết bài
Khẳng định giá trị của câu tục ngữ.
2. Dàn ý số 2 (Chuẩn)
a. Mở bài:
– Giới thiệu câu tục ngữ.
b. Thân bài:
* Giải thích:– “Nhiễu điều” là tấm vải lụa màu đỏ điều, mịn màng, mềm mại, quý giá và sang trọng.- Giá gương là vật dụng làm bằng gỗ, dùng để gác gương soi, bình thường, mờ nhạt trong cuộc sống.- Hai vật không liên quan gắn bó với nhau, tấm vải đẹp phủ lên giá gương che chắn khỏi bụi bặm, giá làm nổi bật vẻ đẹp của tấm vải.=> Khuyên răn mỗi chúng ta trong cuộc sống cần phải có tấm lòng yêu thương sẵn sàng bảo vệ, che chở lẫn nhau, dù rằng không cùng chung ruột thịt, huyết thống.- “Người trong một nước phải thương nhau cùng”, là lời khuyên răn, đúc kết của ông cha giáo dục con cháu phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
* Chứng minh:– Truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, đoàn kết thể hiện rõ thông qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.- Hành động thiết thực ủng hộ, hướng về miền Trung lúc gặp thiên tai:+ Quyên góp tiền bạc, lương thực, viết thư động viên tinh thần, có những cá nhân tổ chức đến tận nơi thăm hỏi, phát quà, giúp người dân vực dậy nhà cửa sau thiên tai,…+ Sự xuất hiện của chính quyền, của các lực lượng chức năng, các chiến sĩ bộ đội, công an không ngại xả thân vào nguy hiểm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn không ngừng nghỉ.
– Đại dịch covid:+ Sự xuất hiện của những chiến sĩ áo trắng, áo xanh làm việc không ngừng nghỉ, vì bệnh nhân, vì sự an toàn của xã hội họ.+ Đoàn từ thiện, những cá nhân sẵn sàng đứng ra nấu từng suất cơm để phân phát, tặng từng suất quà hi vọng những người dân khó khăn có thể vượt qua đại dịch.=> Chính sự đoàn kết, yêu thương đã tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng mọi kẻ thù hung ác, nham hiểm nhất.
c. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
3. Dàn ý số 3 (Chuẩn)
a. Mở bài:
Giới thiệu câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài:
* Giải thích các khái niệm– “Nhiều điều” chính là một tấm vải lụa có màu đỏ, thường dùng để phủ lên gương, vừa để trang trí lại tránh được bụi bẩn bám vào mặt gương.- “Giá gương” chính là cái giá đỡ của tấm gương, tấm nhiễu điều phủ che chắn cho giá gương.
* Giải thích ý nghĩa của câu nói– Nghĩa đen: lấy tấm nhiễu điều để làm đẹp, bảo vệ bao bọc cho giá gương- Nghĩa bóng: tinh thần đoàn kết, yêu thương và tương trợ lẫn nhau
* Khẳng định mối quan hệ giữa người trong một quốc gia, dân tộc– Phải biết đoàn kết, tương trợ lẫn nhau- Đoàn kết chính là sức mạnh giúp vượt qua mọi khó khăn, đánh thắng mọi kẻ thù
c. Kết bài:
Khẳng định giá trị ý nghĩa của câu nói, rút ra bài học nhận thức và hành động
4. Dàn ý số 4 (Chuẩn)
a. Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận.- Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận.
b. Thân bài
* Giải thích vấn đề nghị luận
– Nghĩa đen:+ “Nhiễu điều” là tấm vải màu đỏ.+ “giá gương” là vật dụng bằng gỗ, được chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ, dùng để đỡ những chiếc gương.+ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”: tấm vải đỏ dùng để che phủ, bao bọc, bảo vệ “giá gương”
– Nghĩa bóng:+ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” tượng trưng cho sự đùm bọc, bảo vệ, chở che, yêu thương trong mối quan hệ giữa người với người.+ Câu ca dao thể hiện bài học về tinh thần tương thân tương ái, yêu thương con người
* Bàn luận vấn đề nghị luận
– Tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.- Sự đùm bọc, sẻ chia là cội nguồn sức mạnh giúp con người chiến thắng mọi khó khăn, gian khổ.- Yêu thương giúp con người sống có ý nghĩa hơn và đem lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh.
– Dẫn chứng:+ Vào đầu năm 2021, khi miền Trung nước ta gồng mình lên đối mặt với những hiểm họa của thiên tai, bão lũ thì đồng bào cả nước đã một lòng hướng về miền Trung bằng những hoạt động thiết thực.+ Để hỗ trợ nhân dân Hải Dương khắc phục những khó khăn về kinh tế trong thời gian bị cách li do dịch Covid 19 bùng phát, chương trình cứu trợ lương thực, thực phẩm, nông sản Hải Dương đã diễn ra và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân cả nước.
* Lật lại vấn đề
– Trong xã hội, vẫn còn một số cá nhân sống thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác.- Bên cạnh đó, vẫn có một số người chỉ biết quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không hề biết quan tâm, sẻ chia, đồng cảm
* Bài học nhận thức và hành động. Liên hệ bản thân
Chúng ta cần phát huy, lan tỏa giá trị của tinh thần tương thân tương ái bằng những hành động cụ thể, thiết thực như:- Quan tâm, sẻ chia đối với những người xung quanh: người thân, thầy cô, bạn bè,…- Tích cực tham gia các hoạt động quyên góp, ủng hộ,….
c. Kết bài
Khẳng định vấn đề nghị luận
5. Dàn ý số 5 (Chuẩn)
a. Mở bài
Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận: Câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
b. Thân bài
* Giải thích– Nghĩa đen:+ “Nhiễu điều” là một tấm vải tơ màu đỏ, quý hiếm và rất sang trọng.+ “Giá gương” là một vật dụng gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình, được người thợ thủ công chạm khắc một cách tỉ mỉ, tinh tế và thường dùng để đỡ những chiếc gương.+ “Nhiễu điều” để phủ lấy “giá gương” để bảo vệ “giá gương” không bị bụi bẩn bám- Nghĩa bóng: “Nhiễu điều” và “giá gương” chính là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những con người khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.→ Câu ca dao khuyên con người ta sống phải biết yêu thương, san sẻ, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
* Chứng minh, bình luận vấn đề– Từ ngàn đời nay, truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện một cách rõ nét trong đời sống:+ Tinh thần đoàn kết, kiên cường để cùng nhau chống lại kẻ thù xâm lược.+ Sự chia sẻ, yêu thương, ủng hộ giúp đỡ những người có số phận bất hạnh hay hoàn cảnh kém may mắn.+ Phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, người bị chất độc da cam, Tết vì bạn nghèo,… vẫn đã và đang diễn ra.
– Ý nghĩa:+ Truyền thống tốt đẹp ấy đã mang lại cho cuộc sống của mỗi người bao điều thú vị và hạnh phúc.+ Mang đến niềm vui cho người khác mà còn là cách để bản thân mình cảm thấy hạnh phúc hơn.+ Sống yêu thương, đoàn kết sẽ mang lại cuộc sống ngập tràn ý nghĩa.- Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân và chia rẽ những người trong một tập thể, cần lên án, phê phán những con người như thế.
* Bài học liên hệ bản thân– Cố gắng, nỗ lực để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.- Cần mở rộng vòng tay, trái tim của mình với những số phận kém may mắn, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn và tích cực tham gia vào các phong trào quyên góp, ủng hộ,… để góp phần nhỏ bé của mình giúp đỡ những người xung quanh.
c. Kết bài
Khái quát về ý nghĩa của vấn đề nghị luận và nêu suy nghĩ của bản thân.
II. Bài văn mẫu Giải thích câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng (Chuẩn)
Ngược về 4000 năm dựng nước và giữ nước đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc Việt Nam ta . Và hãy cùng nhìn vào thực tại, khi cả nước đồng lòng chống lại đại dịch Covid 19, có bao giờ chúng ta tự hỏi: Tại sao một dân tộc nhỏ bé cả về thế và lực như Việt Nam lại có thể chiến thắng trước bao kẻ thù hùng mạnh? Tại sao Việt Nam lại có thể kiên cường đến vậy trong làn sóng đại dịch đang gieo rắc cái chết cho toàn nhân loại? Chúng ta đã vượt qua mọi khó khăn trong quá khứ và thách thức của thời đại là nhờ vào tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái giữa những con người cùng chung dòng máu Lạc Hồng. Tinh thần ấy từng được ông cha ta đúc kết trọn vẹn mà sâu sắc trong câu tục ngữ:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng”
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại chứa đựng một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta, đó chính là tình yêu thương, tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa những con người cùng dân tộc, lãnh thổ…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài văn mẫu Giải thích câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng tại đây.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục