Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương
I. Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương, mẫu 1 (Chuẩn)
1. Mở bài:
Bạn đang xem: Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương
– Giới thiệu về tác phẩm
2. Thân bài:
a. Nội dung:– Kể về nàng Vũ Nương xinh đẹp, nết na- Sau khi lấy chồng chưa được bao lâu, chồng đi lính, nàng lo toan việc nhà.- Những lúc nhớ chồng, nàng thường đùa bảo cái bóng trên vách tường là cha đứa nhỏ- Vì vậy mà khi Trương Sinh trở về đã hiểu lầm và nghi oan cho nàng.- Vũ Nương không giải thích nổi nên đã ra bến Hoàng Giang trẫm mình để tỏ sự trong sạch.- Sau này khi được lập đàn giải oan, nàng trở về nhưng chỉ đứng nói vọng vào rồi từ biệt và biến mất.
b. Vũ Nương là một người phụ nữ truyền thống, xinh đẹp và đức hạnh:
– Nàng xinh đẹp dịu dàng “tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.
– Là người hết lòng vì chồng con, “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”.+ Chồng đi lính: nàng chăm lo gia đình, mẹ già con nhỏ+ Trước khi chồng đi: tiễn biệt trong thắm thiết “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu… chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên”.
– Nàng là người con hiếu thảo: mẹ chồng ốm hết lòng chăm sóc, mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu toàn.- Bị chồng nghi oan: chọn cái chết để tỏ bày sự trong sạch.- Đến lúc được giải oan trở về: nàng cũng tha thứ cho chồng.- Tóm lại, nàng là người phụ nữ hết mực thuỷ chung, son sắt, hiếu thảo
c. Nàng phải chịu oan khuất và không được hưởng hạnh phúc:
– Xinh đẹp nhưng nàng phải lấy một kẻ “tuy con nhà hào phú nhưng vô học”- Chồng nàng là một kẻ có tính đa nghi.- Người phụ nữ như Vũ Nương không có quyền được lựa chọn hạnh phúc của mình.- Chồng nàng đa nghi, nghi ngờ nàng thất tiết, dù nàng có giải thích, hàng xóm biên bạch, hắn cũng không nghe khiến nàng phải trầm mình để mong giải nỗi oan tình.- Vũ Nương là người phụ nữ điển hình trong xã hội cũ: xinh đẹp, nhưng lại phải chịu cuộc sống bất hạnh.
3. Kết bài:
Rút ra kết luận chung: Cuộc sống của người phụ nữ xưa bị bó buộc trong lề thói phong kiến.
II. Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương, mẫu 2 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến- Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là người phụ nữ Việt Nam điển hình trong các tác phẩm trung đại.
2. Thân bài
a. Tóm tắt tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương:– Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh đem “trăm lượng vàng cưới về”.- Nàng lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép, hiếu thảo với mẹ già. Chồng đi lính cũng nhất mực thủy chung, nuôi con khôn lớn, chăm sóc mẹ già.- Chồng nàng đi lính trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của con trẻ đã vội nghi ngờ nàng thất tiết, dồn ép nàng vào đường cùng.- Vũ Nương chọn cách tự vẫn ở bến Hoàng Giang để chứng minh trong sạch. Sau này, nàng trở về nhưng chỉ đứng giữa sông nói lời tạ từ rồi biến mất.=> Vũ Nương là người con gái mang nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung son sắt, hiếu thảo, giàu lòng vị tha nhưng lại không có được hạnh phúc.
b. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương
– Vũ Nương là người phụ nữ truyền thống Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp:+ Nàng xinh đẹp, dịu dàng, đức hạnh “Tính tình … đẹp”, được nhiều người yêu mến.+ Khi lấy chồng: Nàng luôn giữ gìn hạnh phúc gia đình, giữ trọn đạo làm vợ “giữ gìn khuôn phép … thất hòa”.
– Khi chồng đi lính:+ Trước khi chồng đi: Rót chén rượu đầy, dặn dò chống bằng lời lẽ ân cần, dịu dàng “Chàng đi chuyến này …đủ rồi”.+ Trong lúc chồng đi lính: Nàng lo toan mọi việc, chăm sóc mẹ già, nuôi con thơ. Mẹ chồng ốm thì hết lòng chăm sóc “hết sức thuốc … khuyên lơn”. Mẹ chồng mất “nàng hết lời … cha mẹ đẻ mình”.=> Nàng hết sức chu đáo, hiếu thuận, thủy chung. Mẹ chồng nàng cũng phải công nhận điều đó “Sau này, trời xét … phụ mẹ”.+ Nàng còn là người phụ nữ hết mực thương con: Lo sợ con thiếu tình yêu thương của cha, nàng đã dùng bóng của mình trên vách và bảo với con rằng “đó là cha Đản”.
– Đến khi bị chồng ngờ vực sự thủy chung:+ Nàng vẫn hết sức biện bạch bằng những lời nói nhẹ nhàng “Thiếp vốn con kẻ khó … nghi oan cho thiếp”.+ Đến lúc không thể giãi bày được nữa, nàng quyết liệt chọn cái chết để chứng minh lòng trong sạch của mình.- Nàng là một người phụ nữ giàu lòng vị tha: Khi nàng được minh oan trở về, nàng không oán trách chồng mà con nói lời cảm tạ “Đa tạ … được nữa”.=>Vũ Nương là người phụ nữ điển hình của xã hội xưa, hết lòng vì chồng con, thủy chung, hiếu thảo.
c. Cuộc sống của nàng chịu nhiều bất hạnh, đau khổ, không có được hạnh phúc:
– Không được quyền lựa chọn tình yêu, hôn nhân:+ Nàng xinh đẹp, nết na “tư dung tốt đẹp” nhưng lại lấy một kẻ “tuy con … vô học”, lại “quen thói đa nghi … quá sức”.=> Sự bất công của xã hội với người phụ nữ. Họ phải chịu lễ giáo “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, không có tiếng nói, không có quyền lựa chọn người bạn đời cho mình => Chính vì vậy đã gây nên tất cả nỗi bất hạnh sau này của nàng.
+ Chồng đa nghi, coi thường vợ, không tin tưởng vợ mình:• Trương Sinh trở về, nghe lời con trẻ mà nghi ngờ vợ => không đối chất cùng vợ mà chỉ một mực nghi oan• Nàng giải thích đều gạt đi + hàng xóm bênh vực cũng không tin “lấy chuyện …đuổi đi”=>Vũ Nương phải chịu oan khuất, là một người phụ nữ bất hạnh vô cùng =>Nàng quyết lấy cái chết để tỏ bày “Kẻ bạc …Ngu mĩ”.
– Không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn vì chiến tranh:+ Vũ Nương phải chịu cảnh xa chồng khi “triều đình … giặc Xiêm” khi vừa mới cưới “chẳng được bao lâu”.=> Phận nữ nhi phải chịu cảnh chia lìa với nỗi đau xa cách, chưa được hưởng chút hạnh phúc gia đình (Liên hệ Chinh phụ ngâm).=> Vũ Nương là người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh, oan ức, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc như mong muốn. Tố cáo xã hội phong kiến với những lề thói ép buộc người phụ nữ và những cuộc chiến tranh phi nghĩa khiến vợ chồng lìa xa, hạnh phúc gia đình tan vỡ.
d. Kết luận chung:
– Vũ Nương là người phụ nữ điển hình cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: xinh đẹp, thùy mị, hiếu thảo, thủy chung.- Thế nhưng cuộc đời và hôn nhân của nàng lại không hạnh phúc, mang tới nhiều đau khổ cho nàng (chồng nghi ngờ, phải quyên sinh).- Lên án xã hội phong kiến áp bức người phụ nữ bằng những lề thói cổ hủ (lấy chồng mà không được chọn lựa), tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chất liệu hiện thực, dân gian, thêm những chi tiết kì ảo.
III. Bài văn mẫu Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương (Chuẩn)
Số phận những người phụ nữ trong xã hội xưa quả thật nhỏ bé và truân chuyên vô cùng. Họ thường ví mình làm ngọn cỏ, làm hạt mưa để khéo léo bày tỏ nỗi lòng của mình. Họ không được xã hội coi trọng, bị coi như một vật trang trí cho người đàn ông của mình. Thế nhưng vẫn có những nhà văn nhà thơ hết mực yêu thương, trân trọng giá trị của những người phụ nữ mà điển hình là Nguyễn Dữ với tác phẩm Truyền kì mạn lục của mình. Tác phẩm là tập hợp của hai mươi câu chuyện nhỏ, chủ yếu nói về người phụ nữ trong đó nổi tiếng nhất là câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương. Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm được xây dựng là một người con gái đẹp người, đẹp nết nhưng lại có số phận hẩm hiu, bi thảm. Qua đó, người ta thấy được sự thương cảm, trân quý của Nguyễn Dữ dành cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Chuyện người con gái Nam Xương kể câu chuyện về nàng Vũ Nương xinh đẹp, khéo léo, đảm đang. Nàng được gả cho một chàng trai nhà khá giả có tên Trương Sinh. Kết hôn chưa được bao lâu, Trương Sinh đi lính xa nhà, nàng lại vừa lúc có thai nên một mình Vũ Nương vừa lo quán xuyến việc nhà, vừa chăm mẹ già, chăm con nhỏ…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài văn mẫu Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương tại đây.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục