Cúng căn là gì?
Cúng căn, hay còn được gọi là cúng đốt, là lễ cúng quan trọng chỉ sau nghi lễ cúng mụ, nhằm bày tỏ lòng biết ơn của các bậc cha mẹ đến 12 bà mụ đã luôn hỗ trợ, bảo bọc và che chở cho đứa trẻ từ khi còn ở trong bụng mẹ đến khi ra đời. Đồng thời, đây là lễ cúng cầu bình an cho đứa bé, giúp tránh khỏi tai ương, để đứa bé được khỏe mạnh và sáng dạ trong suốt quá trình phát triển.
Khác với tục cúng mụ được cúng vào ngày đầy cữ, đầy tháng, đầy năm; lễ cúng căn được diễn ra 3 năm 1 lần: năm 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi và 12 tuổi của đứa trẻ. Lễ cúng năm 12 tuổi sẽ được coi là lễ cúng dứt căn hoàn toàn. Ngày nay, quan niệm tâm linh không còn mạnh như trước, nhưng tục cúng căn vẫn được thực hiện và được coi là một nét đẹp trong văn hóa, là dịp để cầu bình an, may mắn đến cho đứa con.
Giới thiệu về lễ cúng căn
Cúng căn 3, 6, 9, 12 tuổi là một trong những lễ cúng dành cho trẻ nhỏ, tương tự như cúng đầy tháng, đầy năm. Lễ cúng dành cho bé trai, bé gái khi vừa tròn 3,6,9,12 tuổi mang đến nhiều ý nghĩa đặc biệt về tâm linh và tinh thần. Cùng với lễ cúng lúc 3 tuổi, 9 tuổi và 12 tuổi, đó đều là những phong tục thời xa xưa của ông bà ta để lại. Đó là dịp để bố mẹ, gia đình gửi lời cảm tạ đến 12 bà Mụ đã chăm nom, bảo vệ cho đứa trẻ.
Theo quan niệm tâm linh, mỗi đứa trẻ đến với trần gian đều do tay 12 bà Mụ và bà Chúa tạo thành. Mỗi bà nặn một bộ phận, làm nên hình dáng của trẻ con. Bên cạnh đó, các bà còn nâng đỡ, bảo vệ và giúp bé vượt qua những khó khăn đầu đời. Vì thế, mỗi một cột mốc quan trọng của trẻ thì người trần luôn tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần.
Mặc dù lúc này, tuổi của bé đã khá chững chạc và có thể chống chọi được với điều kiện xung quanh. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được sự bảo bọc của bố mẹ, gia đình. Và nhiều người tin rằng, con mình khỏe mạnh, bình an chính là nhờ vào công lớn của các bà Mụ.
Quan niệm dân gian về 12 bà mụ
Tích xưa kể lại rằng, sau khi vũ trụ được kiến thiết xong, Ngọc Hoàng đã dùng những vật chất còn sót lại để sáng tạo ra vạn vật. Thế rồi ngài gạn lấy những gì tinh túy nhất để nặn ra một giống loài công phu, tinh khôn hơn cả, ấy là loài người. Sau việc nặn giống loài người, ngài giao cho 12 vị nữ thần khéo tay. Dân gian gọi 12 người ấy là 12 vị chúa tiên nương, hay nôm na là 12 bà mụ.
Theo quan niệm dân gian, 12 bà mụ phụ trách đắp nặn nên hình hài của một đứa trẻ, và dạy đứa trẻ biết khóc cười khi còn đỏ hỏn. 12 bà mụ chia nhau mỗi người kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng, cụ thể như sau:
– Mụ bà Trần Tứ Nương đảm nhận việc sanh đẻ (chú sanh)
– Mụ bà Vạn Tứ Nương đảm nhận việc thai nghén (chú thai)
– Mụ bà Lâm Cửu Nương đảm nhận việc thụ thai (thủ thai)
– Mụ bà Lưu Thất Nương đảm nhận việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ)
– Mụ bà Lâm Nhất Nương đảm nhận việc chăm sóc bào thai (an thai)
– Mụ bà Lý Đại Nương đảm nhận việc chuyển dạ (chuyển sanh)
– Mụ bà Hứa Đại Nương đảm nhận việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
– Mụ bà Cao Tứ Nương đảm nhận việc ở cữ (dưỡng sanh)
– Mụ bà Tăng Ngũ Nương đảm nhận việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
– Mụ bà Mã Ngũ Nương đảm nhận việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
– Mụ bà Trúc Ngũ Nương trông coi việc giữ trẻ (bảo tử)
– Mụ bà Nguyễn Tam Nương đảm nhận việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh)
Trong quan niệm của người Việt Nam ta, 12 bà mụ là một trong những hình ảnh quan trọng trong việc đắp nặn hình hài và bảo vệ một đứa trẻ. Do lẽ đó mà việc thờ cúng các bà mụ là một lễ cúng quan trọng, đó là lễ cúng căn.
Cúng căn cho bé được tổ chức với ý nghĩa gì?
Thế giới hiện đại, giá trị và chất lượng cuộc sống đã khác xưa rất nhiều. Thế nhưng, những tín ngưỡng về tâm linh vẫn luôn giữ mãi trong tim mỗi người Việt. Các truyền thống tốt đẹp từ thời xa xưa vẫn được lưu truyền và phát triển đến hiện nay. Vì thế, nhiều gia đình có con nhỏ vẫn tiến hành lễ cúng căn cho con cháu nhà mình với mong muốn về một tương lai tốt đẹp hơn.
Ngoài ra, lễ cúng cho bé trai, bé gái khi 3,6,9,12 tuổi còn đem đến nhiều ý nghĩa khác như:
– Cảm tạ sâu sắc đến công dưỡng dục, uốn nắn và chở che của 12 bà Mụ
– Đánh dấu bước ngoặt cuộc đời khi bé bước sang tuổi mới
– Lời cảm ơn thành kính đến gia tiên đã phù hộ độ trì cho bé
– Cơ hội để các thành viên, họ hàng quây quần lại bên nhau
– Tạo động lực và niềm tin về tinh thần, góp phần làm cuộc sống thêm bình an và vui vẻ hơn
Việc cúng căn hay không tùy thuộc vào lòng tin và tín ngưỡng của mỗi gia đình. Đây là điều không bắt buộc, cũng không hề có sự minh chứng cụ thể nào. Nếu một số người lựa chọn bỏ qua, chỉ cúng vào dịp đầy tháng, đầy năm thì nhiều nơi vẫn chuẩn bị lễ vật, thờ cúng một cách chỉn chu nhất.
Lễ cúng căn được tổ chức khi nào?
Theo tục lệ, lễ cúng căn cho trẻ được thực hiện vào lúc bé tròn 3 tuổi, rồi đến lúc tròn 6 tuổi, tiếp đến là bé được 9 tuổi và cuối cùng là khi bé đủ 12 tuổi.
Thông thường, các lễ cúng căn vào thời điểm 3 tuổi, 6 tuổi và 9 tuổi sẽ được tổ chức lớn như nhau. Riêng lễ cúng căn năm trẻ 12 tuổi phải được tổ chức linh đình hơn, bởi đây được coi là lễ cúng dứt căn cho trẻ, là lần tạ ơn cuối cùng của gia đình với 12 bà mụ.
Cách tính ngày cúng căn cho bé
Quan niệm về chọn ngày cúng căn của cha ông ta được tóm gọn lại trong câu nói: “Gái lùi hai, trai lên một.” Theo đó, đối với bé gái, người ta thường chọn ngày cúng lùi xuống 2 ngày so với ngày sinh âm lịch của bé. Bởi theo quan niệm xưa, việc này thể hiện mong muốn con gái sẽ trở thành người ôn hòa, nhường nhịn trong mọi chuyện để giữu bình yên trong gia đạo, con gái luôn phải mềm deorm hiền dịu mới là điều tốt.
Còn đối với bé trai, theo quan niệm trên, cha mẹ nên chọn ngày cúng sớm hơn một ngày so với ngày sinh âm lịch của trẻ. Điều này thể hiện mong muốn con trai lớn lên cứng cáp, có trách nhiệm, luôn tiên phong dẫn đầu trong mọi việc và vững vàng để có thể làm trụ cột cho gia đình.
Tuy nhiên ngày nay, quan niệm cổ hủ trọng nam khinh nữ đã được loại bỏ. Nếu không muốn phân biệt con trai, con gái, cha mẹ có thể chọn ngày hợp tuổi, hợp mệnh của con hoặc của mình để tô chức cúng căn cho bé.
Mâm cúng căn cho bé cần những lễ vật gì?
Lễ cúng căn không đòi hỏi lễ vật cầu kì, phức tạp mà chủ yếu nhất là ở lòng thành của người làm lễ. Do đó, mâm cỗ chỉ cần những lễ vật truyền thống, ấm cúng và tươm tất.
Ngoài ra, lễ vật cúng cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa vùng miền, do đó sự chuẩn bị lễ vật giữa các vùng là khác nhau. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến ý nghĩa của lễ cúng. Nếu vẫn chưa biết chuẩn bị gì, bạn có thể tham khảo mâm lễ cúng căn truyền thống cùng những lễ vật cơ bản sau đây. Cần chuẩn bị hai mâm cúng chính, trong đó 1 mâm cúng 12 bà mụ và 1 mâm cúng bà chúa thai sanh:
Mâm cúng 12 bà mụ gồm có:
– Xôi gấc hoặc xôi đậu (chia thành 12 phần bằng nhau)
– Chè (có thể làm chè trôi nước, chè hoa cau hoặc chè đậu xanh, chia thành 12 phần bằng nhau. Nên tránh cúng chè đậu đen)
– 12 đĩa trầu têm cánh phượng
– Bánh kẹo
– 1 mâm ngũ quả
– 1 bình hoa tươi
– 12 bộ hài và giấy tiền vàng bạc
– Gạo, muối, trà, nước, nhang, đèn,…
Mâm cúng bà chúa thai sanh gồm có:
– 1 con gà luộc nguyên con, xếp cánh phượng
– 1 heo sữa quay
– 1 đĩa xôi và 1 tô chè lớn (tránh làm xôi, chè bằng đỗ đen)
– 1 mâm ngũ quả
– 1 bình hoa tươi
– 3 đĩa trầu cau têm cánh phượng
– Giấy tiền vàng bạc
– Trà, rượu, nước, nhang, đèn,…
– Gạo và muối
Lưu ý khi chọn hoa tươi, nên chọn cành có cả nụ và hoa để trông hài hòa, đẹp mắt. Nên chọn các loài hoa có màu tươi tắn, rạng rỡ và mang ý nghĩa tốt đẹp như hoa cát tường, hoa đồng tiền, hoa cúc vàng,… Đặc biệt cần tránh chọn những loài hoa có màu trắng hoặc màu sẫm tối.
Đối với mâm ngũ quả, nên chọn các loại quả ngọt, mang ý nghĩa may mắn và cầu bình an như dừa, xoài, đu đủ, thanh long, chuối, táo,… Tránh chọn những loại quả có vị đắng chát, mang ý nghĩa không hay. Đặc biệt, cần tránh chọn các loại quả có mùi quá nồng, gây ô uế bàn cúng. Mâm ngũ quả nên được sắp xếp theo quy luật tương sinh của ngũ hành để trông đẹp mắt, hài hòa và có ý nghĩa.
Những bước cúng căn đầy đủ và đúng phong tục nhất
Sau phần chuẩn bị lễ vật, gia đình sẽ tiến hành làm lễ cúng. Các bước cần được thực hiện theo trình tự, không được làm qua loa mà phải đặt lòng thành tâm của mình vào trong đó. Như thế, thần linh mới hiển linh và bảo vệ bé được. Bố mẹ hoặc người lớn tuổi đứng ra làm lễ với những bước sau đây:
Bước 1: Sắp xếp lễ vật đúng nơi. Mâm cúng gia tiên sẽ đặt trên bàn thờ chính, mâm cúng bà Mụ đặt ở trong phòng của bé
Bước 2: Người đại diện bắt đầu thắp đèn hoặc nến và nhang ở hai nơi để làm lễ cúng căn
Bước 3: Tiếp đến là đọc bài văn khấn đã được soạn sẵn. Trong quá trình đọc phải giữ thái độ nghiêm túc, không cợt nhả hay trêu đùa và phải chính xác, rõ ràng
Bước 4: Đợi đến lúc nhang tàn gần hết, ông bà hoặc bố mẹ đến vái lạy gia tiên, bà Mụ rồi đem vàng mã để đi hóa.
Cúng căn cho trẻ nên tổ chức lớn hay nhỏ?
Ngày cúng căn 3,6,9,12 tuổi cũng đúng với ngày sinh nhật của bé. Tùy vào điều kiện gia đình mà có sự chuẩn bị khác nhau. Một số gia đình chỉ làm mâm cúng đơn giản kèm theo chiếc bánh sinh nhật cho trẻ. Nhưng nhiều bố mẹ mời thêm bạn bè của con đến và tổ chức phần tiệc riêng với nhiều hoạt động và ăn uống linh đình hơn.
Nếu có thể, gia đình nên làm một bữa tiệc lớn cho bé, đánh dấu bước ngoặt mới trong cuộc sống của trẻ. Đó cũng là một kỷ niệm để sau này khi nhớ lại, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Những thay đổi khi trẻ lên 3, 6, 9, 12
Trẻ bước sang tuổi thứ 3,6,9,12 được xem là giai đoạn giữa em bé và người lớn. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu bước vào môi trường tiểu học. Vì thế, bé sẽ có những sự thay đổi nhất định về cơ thể và trí não. Bố mẹ nên theo dõi, lắng nghe và quan tâm trẻ nhiều hơn để bé không gặp khó khăn.
Sự phát triển thể chất của trẻ
Bé 3,6,9,12 tuổi, khối lượng cơ bắp của trẻ tăng, nhịp tim và nhịp thở gần giống y như người lớn. Đây cũng là lúc răng sữa bắt đầu rụng, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Đặc biệt, bố mẹ nên lưu ý trẻ rất dễ gặp vấn đề về mắt khi lên 3,6,9,12 tuổi. Nếu thấy thị lực của bé giảm thì nên thăm khám bác sĩ ngay nhé.
Cân nặng của trẻ nhỏ cũng có sự thay đổi liên tục, thông thường sẽ tăng cân. Trường hợp bé không tăng cân đều hoặc quá ít thì gia đình cần bổ sung thêm dưỡng chất.
Sự thay đổi trong vận động
Bước vào giai đoạn phát triển, những chuyển động của trẻ chính xác hơn và có chủ ý. Bé thường không muốn ngồi yên một chỗ mà thường xuyên bay nhảy, leo trèo hoặc ném mọi thứ. Trẻ cũng có thể nhận ra các mùa, thích thú với những hoạt động liên quan đến sắp xếp. Một số việc làm cho cá nhân như buộc dây giày, tự đánh răng rửa mặt,…bé đều làm được dễ dàng. Vì vậy, bố mẹ chỉ cần dạy vài lần đầu tiên, bé tiếp thu nhanh và làm theo.
Thay đổi trong ngôn ngữ
Một điều rõ rệt khi sang tuổi thứ 3,6,9,12 đó chính là bé bắt đầu nói nhiều hơn, yêu thích kể chuyện cười, câu đố. Trẻ còn giữ niềm tin lạc quan với những câu chuyện không giải thích được, xác định được tay phải tay trái. Bé có khả năng trò chuyện như người lớn, hay đặt câu hỏi và thấy hào hứng với những gì diễn ra xung quanh.
Thay đổi cảm xúc
Khi trẻ không hài lòng, trẻ sẽ dùng ngôn ngữ mang tính khẳng định thay vì giận dữ hoặc đánh đập. Thậm chí, bé còn tự nói chuyện một mình trong một vài tình huống và có sự thay đổi tâm trạng đối với người thân trong gia đình. Bé mong muốn và luôn tìm kiếm sự khen ngợi, trấn an từ bố mẹ mình hoặc than thở về tổn thương nhỏ để mọi người chú ý đến trẻ nhiều hơn.
Mặt cảm xúc của đứa trẻ 3,6,9,12 tuổi có sự thay đổi rõ rệt so với trước đó. Bé nhận thức rõ ràng hơn về đúng sai, người xấu người tốt và dễ sợ hãi bởi những thứ chưa biết trong bóng tối. Đây cũng là lúc bé trở nên nhạy cảm hơn nên bố mẹ và gia đình không được lơ là trong việc chăm sóc, giáo dục bé đâu nhé.
********************
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp