Công dân toàn cầu là gì?
Công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Hiện tượng xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu đã làm thay đổi cơ bản mọi khái niệm và giá trị về biên giới, lãnh thổ, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước và cả ngành tư pháp quốc tế[cần dẫn nguồn].
Ở Việt Nam, khái niệm công dân toàn cầu (global citizen) đã xuất hiện trong đầu thiên niên kỷ thứ II sau công nguyên, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh và được chính thức công nhận. “Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới” là cộng đồng công dân toàn cầu giúp đỡ giới trẻ Việt Nam trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để trở thành công dân toàn cầu.
Nguồn gốc hình thành công dân toàn cầu
Công dân toàn cầu được sản sinh từ hoạt động của các công ty đa quốc gia, từ chính sách thu hút chất xám của chính phủ các nước và nhu cầu tồn tại, phát triển trong những môi trường thuận lợi hơn của con người. Quá trình toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 đã làm phát sinh thế hệ công dân toàn cầu mới.
Một số tổ chức giáo dục tiên tiến trên thế giới (chủ yếu ở bậc sau đại học) đã bắt đầu xây dựng chương trình/giáo trình giảng dạy chuẩn bị & rèn luyện phẩm chất cá nhân cho thế hệ công dân toàn cầu này, ví dụ chương trình Oxfam UK.
Quá trình hình thành và bùng phát thế hệ công dân toàn cầu
Ban đầu là nhu cầu làm việc và quản lý của các công ty đa quốc gia. Những công ty này có chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất, thí nghiệm… rải khắp các châu lục. Từ đội ngũ quản lý này đã manh nha hình thành những công dân toàn cầu đầu tiên.
Sau đó để tiếp tục cuộc chiến “tranh giành chất xám” khốc liệt trên thế giới, ngay từ Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ của nhiều quốc gia như Đức, Mỹ đã có chiến dịch ưu đãi, mời gọi các nhà khoa học, danh nhân nổi tiếng đến sinh sống và làm việc tại đất nước mình. Ngày nay, đã có nhiều quốc gia tạo điều kiện nhập quốc tịch dễ dàng cho các doanh nhân, nhà khoa học hay những người tốt nghiệp tiến sĩ của các trường đại học danh tiếng.
Kế đến, đó còn là những người có nhu cầu và điều kiện làm việc ở hai quốc gia khác nhau. Họ đi lại, sinh sống hoặc làm việc thường xuyên bên ngoài cương thổ quê hương mình. Ảnh hưởng của các công dân toàn cầu
Nếu không xét tới mặt chính trị, các công dân toàn cầu có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhờ lượng kiến thức và kinh nghiệm họ tích luỹ được khi sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia và nhiều nền văn hoá khác nhau. Ví dụ, một doanh nhân thường xuyên đến nhiều quốc gia khác nhau để làm việc thì có thể tận dụng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình (có được khi làm việc tại nhiều quốc gia) về nguồn tài nguyên, nhân lực, sản phẩm, thị trường,… ở nhiều quốc gia khác nhau để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Một ví dụ khác là một công dân toàn cầu có thể kết hợp các hiểu biết về nhiều nền văn hoá khác nhau để tạo nên các cầu nối giữa kiến thức, và nhờ đó tạo nên giá trị đóng góp cho xã hội.
Trên thế giới đã có một ngày kỷ niệm mang tên Ngày Công dân Toàn cầu (World Citizen Day) diễn ra vào ngày xuân phân hàng năm (rơi vào một trong số các ngày 19, 20, 21 tháng 3).
Những tác động của công dân toàn cầu
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, công dân toàn cầu mang đến rất nhiều lợi ích cho xã hội và cả nền kinh tế. Nhờ vào lượng kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy được khi làm việc tại các quốc gia khác nhau, họ có thể tận dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống cũng như trong công việc một cách dễ dàng.
Ví dụ, nếu như doanh nghiệp muốn phát triển, mở rộng thị trường ở một quốc gia mới thì bạn có thể dựa vào vốn hiểu biết của mình để đưa ra các ý tưởng về nhân lực, sản phẩm, thị trường, marketing,…. Hay ví dụ về công dân toàn cầu cũng có thể dựa vào sự hiểu biết của mình để tạo nên một cầu nối kiến thức, để mọi người kết nối lại với nhau, từ đó tạo nên giá trị tích cực và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Các đặc điểm thường thấy ở một công dân toàn cầu
Đã có rất nhiều người thành công trở thành công dân toàn cầu, đặc biệt là các thế hệ trẻ. Ở họ có những đặc điểm, tính cách đặc trưng được thể hiện rõ ràng thông qua suy nghĩ, hành vi hàng ngày. Trong đó, có 5 tiêu chí của công dân toàn cầu thường thấy nhất đó là:
Bạn đang xem: Công dân toàn cầu là gì? Các đặc điểm thường thấy ở một công dân toàn cầu
Cởi mở và tự tin
Đã là một công dân toàn cầu thì chắc chắn rằng đặc điểm đầu tiên mà người đó cần có là phải thích nghi tốt với một cuộc sống năng động và thay đổi liên tục. Đặc biệt, ngày nay khi Internet đã là một phần không thể thiếu thì cũng đã một phần xóa nhòa đi biên giới giữa các quốc gia. Thế nên, khi có thêm sự cởi mở sẽ giúp cho những công dân toàn cầu luôn sẵn sàng đón nhận sự khác biệt trong các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tư duy và cả những ý nghĩa.
Đồng thời, một công dân toàn cầu thực thụ cũng không thể thiếu sự tự tin, bản lĩnh. Phẩm chất này sẽ giúp họ vượt qua những khó khăn, thử thách dù cho đang ở bất kỳ một quốc gia nào. Hơn hết đó là còn có thể học hỏi để không ngừng trau dồi kinh nghiệm mỗi ngày cho bản thân.
Linh hoạt, dễ thích nghi
Lối sống “nhập gia tùy tục” rất phù hợp với công dân toàn cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ta phải thay đổi bản thân để trở nên phù hợp với quốc gia mà mình đang sinh sống. Các thay đổi đó có thể là đồng hồ sinh học, thói quen ăn uống, tiệc tùng,… Sở dĩ, công dân toàn cầu làm được như vậy đó chính là vì họ có khả năng quan sát, nhìn nhận sự việc xung quanh một cách sâu rộng hơn. Nói chung, học hỏi người bản địa chính là cách nhanh nhất để điều chỉnh hành vi cá nhân.
Tò mò và khao khát được trải nghiệm
Mỗi quốc gia đều có một đặc trưng riêng trong văn hóa, xã hội, lối sống, con người,…. Và một công dân toàn cầu luôn có cho mình đức tính tò mò, mong muốn được khám phá và trải nghiệm nhiều hơn. Họ đón nhận những điều mới lạ bằng tâm thế hồ hởi, hứng khởi và luôn sẵn sàng để trải nghiệm. Có lẽ cũng bởi vì vậy nên họ không cảm thấy khó khăn khi đến một quốc gia mới. Thay vào đó, những người này lại còn được hiểu hơn về văn hóa, lịch sử, thói quen của người dân địa phương nơi đây.
Đắm mình vào những luồng văn hóa mới
Một đặc điểm khác của công dân toàn cầu mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là luôn biết cách hòa mình vào lối sống của người dân bản địa. Nếu như muốn được như vậy thì lời khuyên dành cho bạn đó chính là khi đến một quốc gia nào đó, đừng chỉ ghé qua nơi dành cho người nước ngoài. Thay vào đó, hãy đến những nơi có các quán ăn địa phương, vui chơi theo cách mà người dân nơi đây thường làm, tham gia các lễ hội,…. Chỉ khi đó, bạn mới có được sự hiểu biết sâu rộng hơn về một quốc gia.
Luôn nhìn thấy cơ hội, không sợ nghĩ lớn
Khi tiếp xúc với một tư duy, luồng văn hóa mới thì chắc hẳn rằng ban đầu ai cũng đều cảm thấy hoang mang và sợ hãi. Thật sự mà nói, cuộc sống ở một số quốc gia khác khá khó khăn, nhưng điều đó cũng không làm cho những công dân toàn cầu cảm thấy nản chí. Ngược lại, họ còn xem đây chính là cơ hội để được học hỏi thêm về những điều mới mẻ trong cuộc sống.
Họ mạnh dạn làm quen với những người bạn mới, thử một món ăn mới, tìm hiểu về lịch sử, nền văn hóa,…. Họ không “trốn chạy” mà coi đây là một cơ hội để bản thân trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn. Thế nên, để nhận biết một công dân toàn cầu thì bạn hãy nhìn vào thái độ sống của họ.
Những cách để trở thành công dân toàn cầu
Bạn có muốn mình cũng trở thành một công dân toàn cầu không? Nếu như bạn cũng có khát vọng như vậy thì có nghĩa là bạn đang bắt kịp với xu thế của thời đại. Vậy thì phải làm như thế nào để trở thành công dân toàn cầu?
Mở rộng tầm nhìn và vạch rõ tư tưởng
Điều đầu tiên bạn cần làm nếu như muốn trở thành công dân toàn cầu đó chính là có một tư tưởng hiện đại, không ngại khó khăn, thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân để xông pha, đi đến khắp mọi nơi mà không hề e ngại hay sợ hãi bất cứ điều gì. Bạn cần phải có nhận thức rằng nếu như cứ bó hẹp bản thân, chỉ như “ếch ngồi đáy giếng” mà không có ước mơ, hoài bão, không biết thế giới rộng lớn kia còn có rất nhiều điều mới lạ khác thì sẽ chỉ khiến cho bản thân bị lạc hậu.
Thế nên, điều quan trọng đó chính là bạn cần phải xác định mục tiêu được vươn lên, khám phá nhiều hơn, vượt qua ranh giới của bản thân để trải nghiệm thêm nhiều điều mới mẻ.
Không ngừng học hỏi và tiến về phía trước
Sau khi đã xác định được tư tưởng, vạch rõ mục tiêu thì bạn cần phải tiếp tục học hỏi và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày. Bạn có biết không, để trở thành một công dân toàn cầu thì cần phải thông thạo ít nhất hai ngoại ngữ trở lên. Nếu như không có ngoại ngữ, đây sẽ là trở ngại lớn nhất khiến cho bạn bị ngăn cách với thế giới.
Bên cạnh đó, còn phải trau dồi bản thân nhiều hơn nữa về tri thức, sự hiểu biết của các quốc gia trên thế giới ở mọi mặt, từ lịch sử, văn hóa, xã hội, địa lý, con người,…. Chỉ có như vậy, bạn mới không trở nên lạc lõng khi đến đó mà sẽ nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống hơn.
Tất nhiên, trên con đường trở thành công dân toàn cầu còn vô số những khó khăn, áp lực, hay cả những lần vấp ngã. Nhưng bạn đừng nên nản chí, bởi vì “áp lực tạo nên kim cương”, đó đều là những điều cần thiết để chứng minh việc bạn có thể trở thành một công dân toàn cầu hay không.
Tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau
Mỗi quốc gia đều có một điểm đặc trưng riêng về văn hóa. Ví dụ như ở châu Á, giày dép bên ngoài không được mang vào nhà, ở Ý có những cuộc tụ họp nhiều thế hệ, ở Ấn Độ sữa chua có thể chế biến thành món mặn, hay người Nhật tin rằng tắm suối nước nóng rất tốt cho sức khỏe,…. Còn vô số nền văn hóa khác ở mỗi quốc gia trên thế giới. Điều đó đã tạo nên một cộng đồng dân cư toàn cầu đa văn hóa.
Và là một công dân toàn cầu, bạn nên có sự hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau. Điều đó sẽ giúp ích bạn rất nhiều, đặc biệt là khi bạn đến quốc gia đó để làm việc, công tác hoặc sinh sống.
Luôn tìm kiếm cơ hội ở xung quanh
Tìm kiếm cơ hội xung quanh chính là việc đưa bản thân thoát ra khỏi vùng an toàn. Với những ai luôn kêu than mình chẳng tìm được cơ hội nào có ích thì đó cũng chỉ là vì họ chưa đi tìm mà thôi. Đôi khi, cơ hội hiện ra trước mắt, nhưng cũng có lúc nó lại ẩn sau một điều gì đó và bạn cần phải sáng suốt để nhìn ra được.
Internet ngày càng phát triển, bạn chỉ cần gõ vài dòng chữ rồi click một cái là đã có hàng trăm ngàn cơ hội hiện ra trước mắt. Điều quan trọng đó chính là bạn có biết tận dụng chúng thay không? Ví dụ như bạn có thể tìm đến các tổ chức nổi tiếng như AIESEC, OPERATION SMILE, V.E.O,.… Tại đây luôn có những cơ hội để bạn học tập, trải nghiệm và đi ra thế giới nhiều hơn. Điều bạn cần làm đó là tìm hiểu thật kỹ và trau dồi những điều mà mình còn thiếu sót để phù hợp với tiêu chuẩn mà thôi.
Nuôi dưỡng khát vọng trở thành một nhà lãnh đạo
Để trở thành một công dân toàn cầu, bạn nên có tư chất của nhà lãnh đạo. Điều đó được thể hiện ở cả suy nghĩ và hành động nhằm tìm ra giải pháp hợp lý cho mọi vấn đề. Thế nên, trong các cuộc thảo luận nhóm, bạn hãy cởi mở mà thể hiện bản thân mình.
Ngoài ra, nếu có cơ hội thì hãy tìm kiếm môi trường thực tập, làm việc quốc tế, để được tiếp xúc với mọi người từ các nền văn hóa khác nhau. Điều đó sẽ giúp cho tư duy của bạn được mở rộng hơn, để có thể giải quyết vấn đề hiệu quả.
Kết nối với bạn bè trên thế giới
Kết nối với bạn bè trên thế giới cũng là một cách hiệu quả để bạn hiểu hơn về nền văn hóa của các quốc gia khác. Đôi khi, cách để hiểu về một đất nước nào đó lại chính là nhờ vào việc được tiếp xúc với con người nơi đây. Thông qua đó, bạn sẽ có được trải nghiệm đúng đắn hơn để có thể trở thành công dân toàn cầu.
Tỏa sáng theo cách của bạn
Khi đã được hoà mình vào công dân toàn cầu, bạn được phép cảm thấy tự hào về điều đó. Bởi vì dựa vào những cố gắng và nỗ lực mà bạn đã thành công đạt được ước mơ của chính mình. Hãy vui vì điều đó, đồng thời cũng đừng quên thiết lập thêm cho mình nhiều dấu ấn, thành tích hơn để tỏa sáng trong các mối quan hệ quốc tế, đem lại niềm tự hào cho nước nhà.
Tại sao lại cần có giáo dục công dân toàn cầu?
“Giáo dục không chỉ truyền tải văn hóa mà còn là một nhà cung cấp các góc nhìn về thế giới và là phương tiện giúp tăng cường các kỹ năng để khám phá chúng” – Jerome S Bruner
Với tính liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau trong thế giới của chúng ta, “toàn cầu” không nằm ở “ngoài kia”; nó là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, vì chúng ta được liên kết với con người trên mọi châu lục:
- Liên kết xã hội và văn hóa qua truyền thông và các phương tiện viễn thông, và qua du lịch và di cư
- Liên kết kinh tế thông qua giao lưu thương mại
- Liên kết môi trường bằng việc sống chung trên một hành tinh
- Liên kết chính trị qua các mối quan hệ quốc tế và hệ thống quy định
Cơ hội mà thế giới “toàn cầu hóa” không ngừng thay đổi của chúng ta mang đến cho những người trẻ là bao la. Nhưng đồng thời thách thức cũng như vậy. Người trẻ đang được tiếp cận một nền giáo dục có thể trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng và giá trị mà họ cần để nắm bắt những cơ hội và xử lý các thử thách mà họ phải dấn thân, đồng thời, để tạo ra một thế giới mà họ muốn sống ở đó – một nền giáo hỗ trợ sự phát triển của người trẻ trở thành Công dân toàn cầu.
Các phương pháp giáo dục tích cực và thực tiễn cho Công dân toàn cầu và Phát triển bền vững giúp giới trẻ có thể hiểu tầm ảnh hưởng của quyết định của những người ở các khu vực khác trên thế giới lên cuộc sống của chúng ta, cũng như cách các quyết định của họ ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác. Giáo dục cho Công dân toàn cầu và Phát triển bền vững cũng hướng tới tăng sự tham gia của học sinh vào quá trình học tập và đưa ra quyết định bởi những lý do sau:
- Mọi thứ được thực hiện tại trường đều có những thông điệp riêng, vì thế chúng ta cần lấy ví dụ về những giá trị mà chúng ta muốn phát triển. Nếu chúng ta khẳng định niềm tin vào sự bình đẳng giữa người với người và tầm quan trọng của việc đối xử công bằng với tất cả mọi người bằng sự tôn trọng, chúng ta cần đảm bảo rằng các quá trình học tập và mối quan hệ thầy – trò phản ánh và củng cố các giá trị đó.
- Nghiên cứu cho thấy rằng trong các trường học dân chủ cao, học sinh sẽ chủ động hơn trong việc kiểm soát việc học của chính mình và chất lượng học tập – giảng dạy, cùng với đó thái độ cũng tốt hơn.
- Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em khẳng định quyền được lên tiếng của trẻ trong các vấn đề có ảnh hưởng đến chúng.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp