Thuồng luồng được coi là những sinh vật khổng lồ và sở hữu sức mạnh vô biên, chúng xuất hiện khá nhiều trong những câu chuyện thần thoại. Vậy thuồng luồng là con gì, thuồng luồng có thật không? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Con thuồng luồng là con gì?
Thuồng luồng là một loài sinh vật được sinh ra từ dân gian và không có thật! Nó là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của ông cha ta thời xưa. Thuồng luồng còn được gọi là giao long.
Bạn đang xem: Con thuồng luồng là con gì?
Người xưa mô tả thuồng luồng là loài vật khổng lồ có thân hình giống rắn, đầu có sừng, sức mạnh kinh khủng. Thuồng luồng sinh sống tại các vùng nước lớn, nếu con người đi qua lãnh địa của chúng sẽ bị kéo xuống nước. Vì vậy, thuồng luồng trở thành sinh vật đáng sợ với nhiều người mỗi khi nghe kể về chúng và là nỗi ám ảnh đối với những người đi biển.
Cũng có truyền thuyết cho rằng, thuồng luồng có linh tính nên chúng chỉ hại những kẻ xấu, kẻ ác và chỉ đường cho kẻ tốt tới nơi có vàng bạc châu báu.
Thực tế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thuồng luồng chính là những sinh vật bình thường như cá sấu, rắn… Khi chúng ở dưới nước, việc quan sát rõ chúng là điều rất khó. Vì vậy, những sinh vật này được thần thoại hóa lên qua sự tam sao thất bản của nhiều người, dần dần hình thành một sinh vật bí ẩn, có sức mạnh siêu nhiên đáng sợ.
Trong nhiều chuyện cổ tích, thuồng luồng còn được coi là hiện thân của vua thủy tề, hà bá có sức mạnh thần linh.
Thuồng luồng xuất hiện trong lịch sử Việt Nam
Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, phần Ngoại kỷ – Hồng Bàng, An Dương Vương, có đoạn:
“…Vua các đời đều gọi là Hùng Vương. Bấy giờ dân ở rừng núi thấy ở sông ngòi khe suối đều có tôm cá, nên rủ nhau đi bắt cá để ăn, thường bị thuồng luồng làm hại, đến thưa với vua.
Vua nói: “Người man ở núi khác với các loài thủy tộc; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên mới bị chúng làm hại. Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa. Tục vẽ mình của người Bách Việt có lẽ bắt đầu từ đấy”.
Truyện Sự tích đầm Mực kể: “Trong số học trò của Chu Văn An có hai anh em con vua Thủy tề. Nghe tiếng cụ đồ, vua Thủy cũng cho con lên học. Ngày ngày, hai anh em đến bờ sông, trút lốt thuồng luồng ở nước rồi lên đất, nói năng, cử chỉ không khác gì người trần”. Trời làm hạn hán, 2 học trò này theo đề nghị của thầy, tự ý làm mưa trái với luật trời để cứu dân, vì thế bị trời xử tội chết. “Xác của họ hiện nguyên hình là hai con thuồng luồng, song đầu một nơi, mình một nẻo, giạt vào gậm cầu Bưu. Cụ đồ nghe tin rất thương xót. Cụ khóc và bắt tất cả học trò đưa đám chôn hai con thuồng luồng”.
Truyện Đại vương Hai kể: “Ở Sông Lam gần bến đò Lách hồi đó có một con thuồng luồng rất lớn. Mỗi lần có thuyền bè đi qua, nó thường cuộn mình gây thành sóng gió dữ dội làm cho thuyền đắm; bao nhiêu mạng người chìm xuống nước đều không thoát được miệng nó. Bởi thế khúc sông ấy vắng bóng thuyền bè qua lại. Triều đình cũng bó tay. Cuối cùng nhà vua sai yết thị cho mọi miền, hễ ai có cách gì giết được con thủy quái thì sẽ phong cho quan tước”.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ thuồng luồng là con gì. Mời các bạn truy cập vào mục “Là gì” của THPT Ngô Thì Nhậm để cập nhật những câu hỏi là gì hot nhất trên mạng xã hội nhé!
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp