Cảm xúc tích cực là gì?
Cảm xúc tích cực là những phản ứng tích cực của con người trước những sự việc xảy ra trong cuộc sống. Những cảm xúc này mang lại cảm giác hạnh phúc, thỏa mãn, vui vẻ, lạc quan, thích thú, bất ngờ,… Trong khi đó, cảm xúc tiêu cực gây ra sự nặng nề và lo lắng. Thông thường, cảm xúc tích cực sẽ được tạo ra khi chúng ta nhận được lời khen, sự tán thưởng hoặc trải qua sự kiện bất ngờ có tính chất vui vẻ.
Tuy nhiên, cảm xúc mang tính chủ quan nên có sự khác biệt ở từng trường hợp. Cùng một sự việc và hoàn cảnh, có người cảm thấy thích thú, hạnh phúc nhưng cũng có người dửng dưng và có cảm giác nhàm chán. Ngoài ra, một số người vẫn giữ được tinh thần lạc quan và cảm xúc tích cực khi phải đối mặt với khó khăn. Trong khi đó, phần lớn mọi người đều cảm thấy mệt mỏi, chán nản, bi quan và buồn bã.
Cảm xúc là yếu tố có tính chất tương đối, phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của sự việc, tích cách của mỗi người, điều kiện sống,… Trong đó, trẻ em có nhiều cảm xúc tích cực hơn so với người trưởng thành và mức độ cảm xúc cũng đa dạng hơn.
Nhiều người lầm tưởng cảm xúc tích cực bao giờ cũng tốt và cảm xúc tiêu cực luôn gây ra tác hại. Tuy nhiên, cả hai dạng cảm xúc này đều cần thiết trong cuộc sống và góp phần làm đa dạng trải nghiệm của mỗi người. Khi trải qua sự buồn bã, tuyệt vọng và bi quan, chúng ta mới cảm nhận sâu sắc những cảm xúc tích cực như hạnh phúc, bình an,…
Lợi ích và ý nghĩa của cảm xúc tích cực
Cảm xúc tích cực và tiêu cực đều có vai trò quan trọng đối với cuộc sống. Tuy nhiên để cuộc sống giữ được sự cân bằng, cảm xúc tích cực luôn phải lấn át cảm xúc tiêu cực. Bởi cảm xúc (tâm trạng) chi phối rất nhiều đến nhận thức, lời nói và hành vi.
Cảm xúc tích cực có thể mang lại nhiều lợi ích như:
Giải tỏa căng thẳng thần kinh
Để tạo ra cảm xúc tích cực, cơ thể sẽ sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh như hormone dopamin (tạo cảm giác vui vẻ, hưng phấn), hormone endorphin (tạo cảm giác thỏa mãn, thích thú), hormone serotonin (gia tăng sự lạc quan, vui vẻ) và hormone oxytocin (tạo cảm giác hạnh phúc). Sự gia tăng của các hormone này tạo ra những cảm xúc tích cực và góp phần làm giảm nồng độ của hormone gây stress như cortisol.
Khi trải nghiệm cảm xúc tích cực, tình trạng căng thẳng thần kinh và cảm xúc tiêu cực sẽ được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, các chất dẫn truyền thần kinh cũng hoạt hóa chức năng của các cơ quan trong cơ thể, từ đó làm giảm đáp ứng với stress và cải thiện những vấn đề sức khỏe liên quan đến căng thẳng.
Stress gây ra cảm giác nặng nề, uể oải và mệt mỏi. Lúc này, cảm xúc tích cực như một liều thuốc giúp bạn lấy lại hứng khởi và sự lạc quan. Ngoài ra, các hormone được tiết ra khi cơ thể có cảm xúc tích cực cũng giúp giảm đau nhức, thư giãn cơ. Những yếu tố này góp phần đáng kể trong việc cải thiện căng thẳng và xua tan phiền muộn trong cuộc sống.
Ngày nay, cuộc sống áp lực khiến chúng ta khó tránh khỏi stress. Tuy nhiên, mỗi người cần dành thời gian cuối ngày cho các hoạt động mà bản thân yêu thích để tìm thấy niềm vui, sự lạc quan và góp phần xua tan những cảm xúc tiêu cực do áp lực học tập, công việc gây ra.
Tạo các mối quan hệ tốt đẹp
Cảm xúc tích cực mang đến cảm giác hạnh phúc, vui vẻ và thỏa mãn. Đây là điều cần thiết cho các mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và tình yêu. Bởi không ai muốn duy trì mối quan hệ nặng nề, lúc nào cũng mang đến những cảm xúc tiêu cực.
Việc xây dựng cảm xúc tích cực sẽ giúp các mối quan hệ phát triển theo chiều hướng tích cực và trở nên tốt đẹp hơn. Trong khi đó, cảm xúc tiêu cực như nóng giận, phẫn nộ, ghen ghét, đố kỵ, u sầu, buồn bã,… sẽ khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi.
Cảm xúc chi phối nhiều đến lời nói, suy nghĩ và hành vi. Nếu có những cảm xúc tích cực, bạn sẽ có lời nói và hành động phù hợp, từ đó tạo sự bền chặt thêm cho mối quan hệ và nhận được sự yêu quý từ mọi người. Ngược lại, giữ những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn có những hành vi mang tính chất thù địch, thiếu khách quan và ích kỷ. Điều này khiến cho mối quan hệ phát triển theo chiều hướng tiêu cực và sớm đi đến hồi kết nếu không được cải thiện.
Tăng khả năng sáng tạo và linh hoạt
Các hormone được sản sinh khi chúng ta có những cảm xúc tích cực còn giúp tăng khả năng sáng tạo và linh hoạt. Cụ thể, hormone serotonin, dopamine giúp tạo hứng thú khi làm việc, đồng thời tăng cường trí nhớ, cải thiện sự nhạy bén và sáng tạo. Vì vậy khi vui vẻ và hạnh phúc, bạn thường tiếp thu nhanh bài giảng và làm việc hiệu quả hơn.
Ngược lại, hormone cortisol được gây ra bởi các cảm xúc tiêu cực khiến cơ thể mệt mỏi và thiếu động lực. Do đó, mỗi người cần có kỹ năng để kiểm soát cảm xúc tiêu cực và nuôi dưỡng cho bản thân những cảm xúc tích cực. Có như vậy, bạn mới có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả.
Cảm xúc tích cực bắt nguồn từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống. Trước khi làm việc, bạn có thể nghe bản nhạc mà mình yêu thích và thưởng thức tách cà phê thơm ngon. Những hoạt động nhỏ này đều góp phần nuôi dưỡng cảm xúc tích cực và giảm thiểu căng thẳng khi làm việc.
Tốt cho giấc ngủ
Lợi ích khác của cảm xúc tích cực là cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hormone serotonin được tạo ra từ cảm xúc tích cực là tiền chất để tuyến tùng sản sinh melatonin. Hormone này được sản sinh vào ban đêm với tác dụng chính là tạo cảm giác buồn ngủ và ngủ ngon giấc. Trong khi đó nếu bị căng thẳng, nồng độ serotonin giảm thấp khiến hoạt động sản xuất melatonin suy giảm. Kết quả là gây mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc, chập chờn và dễ thức giấc.
Khi có cảm xúc tích cực, bạn sẽ không phải suy nghĩ quá nhiều về những vấn đề trong cuộc sống và giữ cho não bộ được thư giãn vào cuối ngày. Điều này có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng và thời gian ngủ. Nếu có cảm xúc tích cực, bạn sẽ thức dậy với năng lượng tràn trề và có được sự hứng khởi khi làm việc, học tập. Ngược lại khi có cảm xúc tiêu cực, ngay cả khi ngủ đủ giấc, cơ thể cũng khó tránh khỏi trạng thái lờ đờ, uể oải.
Cải thiện hệ miễn dịch
Lạc quan, vui vẻ là “liều thuốc tự nhiên” giúp cải thiện hệ miễn dịch. Nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Kentucky (Mỹ) cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa sức khỏe tinh thần và thể chất. Khi có các cảm xúc tích cực, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt và nhạy cảm hơn với các yếu tố gây hại như virus, vi khuẩn, nấm mốc,…
Cảm xúc tích cực thúc đẩy sự gia tăng của các hormone như dopamin, serotonin, endorphin, oxytocin,… Ngoài tác dụng tạo cảm giác hứng thú, vui vẻ và lạc quan, các hormone này còn có vai trò thúc đẩy sự phát triển của tế bào miễn dịch và tăng cường sức khỏe toàn diện. Đây cũng là lý do các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ khi điều trị các bệnh mãn tính.
Ngược lại, cảm xúc tiêu cực làm gia tăng hormone cortisol do tuyến thượng thận bài tiết. Hormone này gây ức chế hệ miễn dịch, từ đó tạo điều kiện cho các yếu tố ngoại sinh xâm nhập gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Hiện nay, mối liên hệ giữa cảm xúc tiêu cực và các bệnh mãn tính liên quan đến tim mạch, xương khớp, thần kinh đã được xác định. Chính vì vậy, việc giữ cho bản thân cảm xúc tích cực và kiểm soát tốt cảm xúc tiêu cực là kỹ năng vô cùng cần thiết trong cuộc sống.
Làm chậm quá trình lão hóa
Lão hóa là quá trình tất yếu khi cơ thể đối mặt với tuổi già. Tuy nhiên, tốc độ lão hóa có sự khác biệt ở từng người phụ thuộc vào cơ địa và lối sống. Trong đó, việc giữ cho bản thân tinh thần sống lạc quan cùng với những cảm xúc tích cực được xem là phương thuốc tự nhiên giúp làm chậm quá trình này.
Cụ thể, các hormone được sản sinh khi vui vẻ có thể tiêu trừ và giảm thiệt hại của gốc tự do. Ngoài ra, khi giữ cảm xúc lạc quan, vui vẻ và hạnh phúc, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn, từ đó loại bỏ được độc tố và tái tạo nhanh chóng các tế bào già cỗi.
Ngược lại, căng thẳng, bi quan khiến gốc tự do sản sinh nhanh và gián tiếp làm giảm hoạt động của các cơ quan. Về lâu dài, gốc tự do tích lũy khiến tế bào thần kinh suy thoái và đẩy nhanh tốc độ lão hóa của cơ thể. Vì vậy thay vì tìm kiếm các viên uống chống lão hóa, bạn nên giữ cho bản thân cảm xúc và suy nghĩ tích cực.
Giảm thiểu các hành vi lệch chuẩn
Khi có được niềm vui và hạnh phúc, bản thân mỗi người luôn muốn lan tỏa năng lượng tích cực đến những người xung quanh. Một số nghiên cứu cũng nhận thấy, cảm xúc tích cực gia tăng hành vi tốt như giúp đỡ những người xung quanh, các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo,…
Ngược lại, khi những cảm xúc tiêu cực như nóng giận, ghen tuông, phẫn nộ lấn át, bản thân chúng ta sẽ khó làm chủ lời nói và hành vi. Trong cơn tức giận, bạn có thể có lời nói và hành động làm tổn thương người khác. Hơn nữa, sự thù hằn và ghen tuông do cảm xúc tiêu cực gây ra cũng gia tăng các hành vi lệch chuẩn như có hành vi làm tổn thương người khác, trộm cắp, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, gây hấn, ẩu đả,…
Gia tăng sự tự tin và lòng tự trọng
Cảm xúc tiêu cực làm giảm lòng tự trọng khiến bạn tự ti và không tin tưởng vào bản thân. Ngược lại, cảm xúc tích cực giúp gia tăng lòng tự trọng và sự tự tin trong cuộc sống. Một người trải qua nhiều cảm xúc tích cực sẽ có được sự tự tin và chủ động hơn trong các quyết định. Trong khi đó, người phải đối mặt với cảm xúc tiêu cực sẽ trở nên e dè, tự ti và luôn bất an trước những quyết định của bản thân.
Về cơ bản, sự tự tin là đặc điểm tính cách có khả năng di truyền. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nuôi dưỡng tính cách này thông qua việc giữ cho bản thân những cảm xúc tích cực và gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực ra khỏi cuộc sống. Hơn nữa, khi làm chủ được cảm xúc, bạn sẽ cấp trên và mọi người đánh giá cao. Qua đó giúp tăng lòng tự trọng và sự tự tin đối với bản thân.
Gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống
Cảm xúc chi phối nhiều đến nhận thức và hành vi. Khi có được những cảm xúc tích cực, bạn cũng sẽ hình thành lối suy nghĩ lạc quan hơn. Điều này quyết định đáng kể những sự việc bạn gặp phải trong cuộc sống.
Thực tế, khi chúng ta chìm đắm trong đau khổ, muộn phiền, cuộc sống sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Ngược lại, người biết tìm cho bản thân niềm vui từ những điều nhỏ nhất sẽ có được hạnh phúc và gặp được nhiều thuận lợi trong công việc, các mối quan hệ.
Ngoài ra khi giữ cho bản thân những cảm xúc tích cực, bạn sẽ biết cách đón nhận những sự việc xảy ra trong cuộc sống và đưa ra quyết định sáng suốt. Trong khi đó, người có suy nghĩ tiêu cực thường cho rằng bản thân thất bại, vô dụng dẫn đến những quyết định sai lầm, thiếu khách quan và hậu quả là thất bại liên tiếp.
Cải thiện diện mạo
Cảm xúc được thể hiện thông qua biểu cảm trên khuôn mặt. Dù bạn biết cách làm chủ cảm xúc thì khi ở một mình, những cảm xúc dồn nén cũng sẽ bộc lộ rõ. Do đó, lợi ích cuối cùng của cảm xúc tích cực là giúp cải thiện diện mạo. Nghe có vẻ khó tin nhưng cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc sẽ giúp những đường nét trên khuôn mặt trở nên khả ái và mang đến cảm giác thoải mái cho người đối diện.
Trong khi đó, những người phải đối mặt với đau khổ, bi quan, tuyệt vọng sẽ có khuôn mặt buồn bã và chán nản. Khuôn mặt là yếu tố đầu tiên gây ấn tượng với mọi người. Có được khuôn mặt dễ mến, khả ái sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong cuộc sống và có thể mở rộng nhiều mối quan hệ.
Cảm xúc tích cực có thể hình thành một cách thụ động do tác động từ bên ngoài nhưng cũng có thể nuôi dưỡng thông qua thói quen và lối sống. Dạng cảm xúc này mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe và cuộc sống. Chính vì vậy, mỗi người cần biết cách chế ngự cảm xúc tiêu cực và bồi dưỡng cho bản thân những cảm xúc tích cực.
Cảm xúc tiêu cực là gì?
Cảm xúc tiêu cực được định nghĩa là tập hợp của các cảm xúc kích thích cảm giác khó chịu và coi tình huống đang được xuất hiện tại ngay lúc đó là có hại, cho phép người đó kích hoạt các nguồn lực nhằm để đối phó với tình huống đó.
Cảm xúc tiêu cực cảnh báo chúng ta về một số trường hợp được coi là mối đe dọa hoặc thách thức đối với bản thân hoặc một số nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chúng ta ngay hiện tại hoặc sẽ xảy ra ở tương lai.
Ví dụ về cảm xúc tiêu cực là sợ hãi, tức giận hoặc buồn bã..hay các cảm xúc có ý nghĩa tương tự như vậy. Cảm xúc tiêu cực làm tăng ý thức của chúng ta, giúp chúng ta tập trung chú ý vào vấn đề đang được xảy ra với chúng ta.
Cả hai loại cảm xúc được nhắc đến ở trên đều là những cảm xúc hết sức bình thường và cần thiết đối với bất cứ một con người nào.
Tuy nhiên, cảm xúc tích cực thường sẽ chiếm ưu thế dẫn đến cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, trong khi sự hiện diện của nhiều cảm xúc tiêu cực hơn tích cực dễ dẫn đến căng thẳng và choáng ngợp, có thể khiến các vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Các cảm xúc tích cực và tiêu cực
Có một số lượng lớn các cảm xúc có thể được phân loại dưới nghĩa là cảm xúc tích cực hoặc cảm xúc tiêu cực. Dưới đây là danh sách những cảm xúc tích cực và tiêu cực phổ biến nhất.
Các cảm xúc tích cực
- Chấp nhận : sẵn sàng chấp thuận một tình huống cụ thể xảy ra đối với bản thân mình, mặc dù đó có thể là một tình huống xấu nhất.
- Tình cảm : đó là một cảm xúc xuất hiện khi chúng ta cảm thấy yêu ai đó hoặc yêu một điều gì đó mà chúng ta nhìn thấy hoặc cảm nhận được.
- Sự trân trọng : cảm giác quý trọng đối với người đã làm điều gì đó cho chúng ta và chúng ta có cảm giác muốn trả ơn cho người đó.
- Niềm vui : cảm giác thể hiện từ trạng thái tâm trí tốt, bao gồm sự hài lòng và đi kèm với nụ cười.
- Yêu thương : cảm giác yêu mến ai đó hoặc điều gì đó, nó sẽ giúp đưa chúng ta đến gần hơn với cảm giác hạnh phúc.
- Hạnh phúc : đây là một trạng thái cảm xúc mà người đó cảm nhận được sự cân bằng trong các hoạt động diễn ra một cách tốt nhất giữa cuộc sống và tâm linh của chính bản thân mình.
- Vui vẻ : đó là cảm xúc tập trung sự chú ý vào những trò giải trí tạo cảm giác khỏe khoắn, sôi động.
- Sự nhiệt tình : nó được sinh ra từ niềm đam mê đối với một cái gì đó hoặc một ai đó.
- Hy vọng : tự tin đạt được điều mình muốn.
- Cực khoái : là cảm giác hài lòng, vui sướng tuyệt đối.
- Ham muốn : là cảm xúc rất mãnh liệt được tạo ra bởi thứ mà bạn thực sự yêu thích.
- Hài hước : trạng thái cho phép tập trung sự chú ý vào khía cạnh châm biếm, vui nhộn giải tỏa đối với những gì xảy ra với chúng ta.
- Ảo tưởng : hy vọng hoặc phấn khích về điều gì đó.
- Động lực : phản ứng với những gì chúng ta phải làm, nó khuyến khích chúng ta làm với sự nhiệt tình và dễ dàng đạt hiệu quả hơn.
- Đam mê : nó xuất phát từ tình yêu và nó có xu hướng thể hiện ra ngoài lĩnh vực tình dục.
- Sự hài lòng : hiệu ứng sinh ra từ việc hoàn thành một việc gì đó, được hoàn thành tốt và điều đó giúp tăng cường sự tự tin và lòng tự tin ở bản thân.
Các cảm xúc tiêu cực
- Chán nản : một trạng thái tâm trí nảy sinh khi thiếu sự quan tâm hoặc các kích thích.
- Quá áp lực : cảm giác ám chỉ một gánh nặng cảm xúc tạo ra sự mệt mỏi.
- Uể oải : trạng thái tâm trí liên quan đến sự bồn chồn, phát sinh do lo lắng hoặc đau khổ.
- Lo lắng : trạng thái bồn chồn, liên quan đến sự phấn khích cao độ về thể chất và tinh thần.
- Chán ghét : cảm giác không thích liên quan đến điều gì đó hoặc ai đó, tạo ra sự từ chối những điều đang chán ghét đó.
- Cảm giác tội lỗi : cảm giác vô trách nhiệm đối với một sự kiện hoặc hành động, có tính chất tiêu cực.
- Thất vọng : cảm giác thất vọng. Nó phát sinh trong một tình huống không diễn ra như người ta mong đợi.
- Tuyệt vọng : nảy sinh từ sự mất kiên nhẫn, khi cho rằng những gì người đó đang đối mặt là không thể sửa chữa được hoặc do bất lực không thể vượt qua nó thành công.
- Ngao ngán : cảm giác được tạo ra trước một kết quả không được mong đợi hoặc mong muốn.
- Căng thẳng : cảm thấy choáng ngợp trước một tình huống nào đó, do yêu cầu về hiệu suất mà không thể đạt được hoặc đang gặp áp lực nặng nề để giải quyết.
- Tự ti : không có khả năng làm hài lòng một mục tiêu hoặc mong muốn.
- Sự phẫn nộ : tức giận đối với một người hoặc hành động bị coi là không công bằng.
- Giận dữ : cảm xúc chính biểu thị một sự tức giận rất lớn đối với một người hoặc một tình huống.
- Sợ hãi : đau khổ do nhận thức được nguy hiểm đang gặp phải.
- Thấp thỏm : trạng thái lo lắng về một vấn đề hoặc tình huống.
- Bực bội : cảm giác tức giận có xu hướng đi kèm với biểu hiện của sự tức giận này: la hét, hành động thô bạo, hành vi bạo lực, …
- Ân hận : cảm giác tội lỗi cho một hành động đã được thực hiện.
- Thù hận: thù địch với ai đó, do một số nguyên nhân trước đó với người đó có thể làm hại hoặc xúc phạm bạn.
- Buồn bã : cảm giác đau đớn về tinh thần, do một yếu tố kích hoạt gây ra và liên quan đến những suy nghĩ với giọng điệu bi quan, dễ bị tổn thương và có xu hướng khóc.
- Xấu hổ : sự khó chịu do một hành động mà người đó cảm thấy bị sỉ nhục hoặc vì sợ bị lố bịch hoặc người khác sẽ làm điều đó.
********************
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp