Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó
Bạn đang xem: Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Pó
I. Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Pó
1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ: Đến với “Tức cảnh Pác Pó”, em càng kính trọng và yêu quý Bác hơn bởi một tâm hồn sống chan hoà, xem thiên nhiên như người bạn tri âm tri kỉ cùng một nếp sống giản dị và lạc quan trong gian khó của Người.
2. Thân bài
– Cuộc sống khó khăn vất vả, thiếu thốn về vật chất:+ Nơi ở: hang sâu Pác Pó chật hẹp+ Bữa ăn:cháo bé, rau măng->đạm bạc, bình dị+ Điều kiện hoạt động cách mạng:bàn ghế chông chênh->thiếu thốn→ Nếp sống giản dị,thích nghi với mọi hoàn cảnh của Bác- Tinh thần sống lạc quan trong con người Bác…(Còn tiếp)
>> Xem Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó đầy đủ tại đây.
II. Bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó
Suốt những tháng năm học trò đã qua, có lẽ trong mỗi giờ văn, mỗi bài học, mỗi vần thơ đều để lại cho em những cảm xúc khó quên, đặc biệt khi học những tác phẩm mà Bác viết. Em không khỏi bâng khuâng trước vẻ đẹp của đêm trăng huyền diệu trong bài thơ “Ngắm trăng”, không khỏi không cảm phục trước nghị lực sắt đá, kiên cường của Người trong ”Đi đường” và cũng không khỏi xúc động nghẹn ngào trước tấm chân tình của Bác dành cho các cháu thiếu nhi trong bài ‘Trung thu’. Đến với “Tức cảnh Pác Pó”, em càng kính trọng và yêu quý Bác hơn bởi một tâm hồn sống chan hoà, xem thiên nhiên như người bạn tri âm tri kỉ cùng một nếp sống giản dị và lạc quan trong gian khó của Người.
” Sáng ra bờ suối, tối vào hangCháo bẹ rau măng đã sẵn sàngBàn ghế chông chênh dịch sử ĐảngCuộc đời cách mạng thật là sang”
Sau khi trở về quê hương phục vụ cách mạng, hoạt động kháng chiến ở vùng núi Pác Pó. Tại đây, Bác được sống gần gũi, chan hoà với thiên nhiên, bởi vậy mà Bác xem thiên nhiên như người bạn tâm tình của mình vậy. Như một thói quen, cuộc sống bình dị , ngày qua ngày:
” Sáng ra bờ suối, tối vào hangCháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”.
Cuộc sống khá ung dung, như một nếp sống quen thuộc hàng ngày của Người, song, vẫn rất đề phòng và luôn luôn cẩn trọng trong mọi tình huống trước sự gian manh của địch. Nơi sống không mấy đủ đầy, cuộc sống cũng còn nhiều thiếu thốn, trong những bữa ăn hàng ngày cũng chỉ có cháo bẹ, rau măng nuôi tấm thân gầy. Song, không vì thế mà Bác than phiền hay trách móc, với Bác đó đã là đủ đầy, may mắn. Tiếng thơ”sẵn sàng” cất lên cùng giọng điệu hóm hỉnh cho thấy sự hài lòng trong Bác.
” Bàn ghế chông chênh dịch sử Đảng”
Chốn núi rừng không có những bộ bàn ghế sang trọng, đất nước đang trong cảnh khó khăn cũng không thể đòi hỏi gì thêm. Bộ bàn ghế chông chênh nhưng tinh thần yêu nước thì vững bền, cháy bỏng. Ngày ngày, Người vẫn miệt mài làm việc, dõi theo từng bước đi của cách mạng. Với mục đích cao đẹp mong giải phóng dân tộc, giành lại tự do, ấm no cho nhân dân thì dẫu bao gian khổ, khó khăn cũng không làm lung lay ý chí phi thường, sắt son trong con người của Bác.
” Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Câu thơ cuối bài như một lời khẳng định chắc chắn, một chân lý vững bền về con người làm cách mạng. Em đã từng thắc mắc tại sao trong cảnh thiếu thốn như vậy mà Bác vẫn dùng từ “sang” để nói về cuộc đời cách mạng. Phải chăng, hơn ai hết, Người hiểu được rằng, vật chất không là gì so với một trái tim đẹp đẽ, một công việc vì mọi người, vì nhân dân, vì đất nước thì trong bần cùng vẫn ngời sáng, cao đẹp. Từ “sang” như một lối chơi chữ hay và độc đáo, tạo nên sự dí dỏm, bông đùa trong câu thơ, làm bừng sáng ý tưởng đầy nhân văn của tác phẩm. Đồng thời, nó cũng hàm chứa tầng ý nghĩa ngợi ca con đường cách mạng vì lý tưởng mang lại hoà bình cho dân tộc.
Thơ Bác đến gần với chúng em không chỉ bởi những hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên bình dị mà còn bởi đó là những vần thơ được viết nên bởi một tâm hồn đẹp. Bài thơ giúp em hiểu rằng không có thiếu thốn nào hơn thiếu thốn mục đích, lí tưởng sống cả. Không có nghèo nàn nào hơn nghèo nàn trong tâm hồn cả. Chỉ cần có lý tưởng sống cao đẹp, mọi gian nan, khó khăn chỉ là bản lề để ta vượt qua và thành công hơn mà thôi.
——————HẾT——————-
Bên cạnh bài Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Pó, các em học sinh có thể tự củng cố kiến thức bài học qua việc tham khảo: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Pó hay bài Hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ Tức cảnh Pác Pó, Bài thơ Tức cảnh Pác Pó của Hồ Chí Minh
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục