Bản tự kiểm điểm là gì?
Bản tự kiểm điểm của cá nhân là văn bản do cá nhân tự viết, trong đó thể hiện việc cá nhân tự xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi hoặc kiểm điểm bản thân trong một năm qua đã đạt hay chưa đạt được những gì, để từ đó đưa ra phương hướng cho năm sau.
Mọi đối tượng không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp… đều có thể tự kiểm điểm như: Học sinh, người lao động làm việc trong doanh nghiệp, công chức làm việc trong cơ quan Nhà nước, Đảng viên…
Bản tự kiểm điểm thường được sử dụng trong 02 trường hợp:
– Kiểm điểm khi vi phạm nội quy nhà trường, nội quy doanh nghiệp,…
- Nhóm 1: Tự kiểm điểm những hành vi mà mình đã mắc phải để rút kinh nghiệm cho những lần sau.
- Nhóm 2: Bản kiểm điểm do cá nhân viết vào cuối một khoảng thời gian nhất định để nhận ra những ưu và khuyết điểm của bản thân để từ đó có định hướng phát triển hơn.
Bản tự kiểm điểm cá nhân viết như thế nào?
Bản tự kiểm điểm cá nhân cũng có những nội dung cơ bản như các văn bản khác như quốc hiệu, tiêu ngữ, tên bản kiểm điểm, kính gửi, thông tin cá nhân của người viết kiểm điểm, nội dung cụ thể của bản kiểm điểm và chữ ký của người viết kiểm điểm.
Phần nội dung của bản kiểm điểm cần nêu ngắn gọn những nội dung cần thiết như những mặt đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại, đồng thời đưa ra phương hướng và cách khắc phục những hạn chế đó.
Bố cục của bản kiểm điểm
– Bố cục của bản kiểm điểm bao gồm những nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên bản kiểm điểm
- Kính gửi: Ban giáo hiệu trường….; Cô (thầy) chủ nhiệm lớp….
- Họ và tên học sinh:…; lớp….
- Nội dung bản kiểm điểm: Nêu những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân những hạn chế đó.
- Thừa nhận lỗi sai, những hạn chế đã mắc phải và nguyên nhân của hành vi vi phạm, hậu quả do hàn vi đó gây ra
- Lời cam kết không mắc phải.
- Thời gian, địa điểm viết kiểm điểm
- Chữ ký của người viết kiểm điểm và của phụ huynh.
*Những lưu ý khi viết bản tự kiểm điểm:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ cần viết bằng chữ in hoa và được ghi ở giữa trang giấy:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
– Ngày tháng viết kiểm điểm phải ghi rõ
– Tiêu ngữ: Cần phải ghi rõ kiểm điểm vấn đề gì, ghi giữa trang
Ví dụ: BẢN KIỂM ĐIỂM
V/v: Nghỉ học không xin phép
– Phần kính gửi phải nêu rõ gửi ai, trình bày giữa trang giấy.
Ví dụ: Kính gửi: Thầy giáo chủ nhiệm lớp 12A
– Lời hứa sửa chữa sai phạm
Ví dụ: Em xin hứa sẽ không tái phạm việc này lần nào nữa.
Cách xin chữ ký phụ huynh
Các bạn, các em phải hiểu rằng xin chữ ký cha mẹ vào bản kiểm điểm là bước khó nhất, một số khi xin chữ ký sẽ bị giáo huấn cả 1 buổi, nhưng một số gia đình bố mẹ khó tính, nghiêm khắc thì khả năng ăn đòn là rất cao.
Giữ trời yên bể lặng
Trước khi xin chữ ký 3 ngày hãy tự biến mình trở thành con ngoan trò giỏi, chăm chỉ đột xuất cả về học hành lẫn công việc nhà. Cố gắng không tạo thêm phốt, giữ không khí vui vẻ trong gia đình, làm vui lòng bố mẹ. Viết sẵn bản kiểm điểm để đấy
Tận dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa
- Thiên thời: Phải chọn đúng thời điểm bố hoặc mẹ ở một mình, không tiếp khách, không bận rộn.
- Địa lợi: Xin chữ ký ai thì phải chọn chỗ chỉ có một mình người ấy. Ví dụ xin chữ ký bố hãy chờ lúc bố ở 1 mình 1 phòng (phòng khách, phòng ngủ) và phải đảm bảo mẹ không vào bất chợt. Vì nếu có sự xuất hiện của người thứ 3 thì mọi chuyện sẽ phức tạp hơn, mẹ có thể sẽ kích động bố không ký.
- Nhân hòa: Tâm trạng bố hoặc mẹ phải đang thoải mái, vui vẻ.
Bình tĩnh, kiên trì, giải thích hợp lý
Đi vào phòng xin với tâm trạng bình tĩnh, trước tiên hãy đổ lỗi cho khách quan, sau đó hãy hứa lần sau sẽ không tái phạm kèm xin lỗi. Ví dụ: Lỗi nói chuyện trong lớp, thì hãy nói là do con phải hỏi bài hoặc do con mượn bút… , Lỗi đi muộn thì nói con bị hỏng xe … Cố gắng giải thích hợp lý nhất có thể để bố mẹ thấy mình không cố ý.
Nếu bố/mẹ ký thì coi như thành công. Nếu bố mẹ không ký thì phải kiên trì hôm sau lại xin tiếp. Nhớ hãy tỏ ra hối lỗi. Xin bao giờ được thì thôi.
Cách viết bản kiểm điểm cấp 1
Bản kiểm điểm học sinh là mẫu đơn do học sinh tự viết, không theo khuôn mẫu nào để tự xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi hoặc kiểm điểm bản thân trong một năm học, một kỳ học đã làm được gì, vi phạm những gì để có phương hướng phát triển cho kỳ học sau.
Cách viết bản kiểm điểm không làm bài tập về nhà
Bản kiểm điểm không làm bài tập về nhà là một văn bản do học sinh tự viết hoặc điền theo mẫu có sẵn, trong đó ghi lại nội dung không làm bài tập về nhà, mục đích của việc này là để điểm lại những vi phạm của mình trong quá trình học tập nói chung, và điểm lại những lần không làm bài tập về nhà nói riêng của bản thân, từ đó cam kết sẽ không tài phạm và có những định hướng để rút kinh nghiệm trong những lần tiếp theo.
Bản kiểm điểm không làm bài tập về nhà thường được viết sau những lần học sinh vi phạm nội quy không làm bài tập về nhà; hoặc cũng có thể được viết sau khi kết thúc một tuần học hoặc một kỳ học.
Một bản kiểm điểm không làm bài tập về nhà của cá nhân học sinh cơ bản gồm có những phần sau đây:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ (Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc);
Tên văn bản: Bản kiểm điểm
+ Kính gửi: Ban Giám hiệu tường (…), Cô giáo chủ nhiệm lớp (…);
+ Họ và tên học sinh: (…) lớp: (…);
+ Nội dung kiểm điểm: Liệt kê những hành đã làm được và những việc còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó;
+ Thừa nhận lỗi sai và cam kết không lặp lại lỗi sai đó
+ Thời gian, địa điểm viết bản kiểm điểm cá nhân;
+ Chữ ký phụ huynh và chữ ký học sinh
– Bố cục bản tự kiểm cá nhân của học sinh vào cuối học kỳ, năm học:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên văn bản (Bản tự kiểm điểm học kỳ…, năm học…/ Năm học….
+ Kính gửi: giáo viên chủ nhiệm
+ Trong học kỳ…. năm học………… hoặc trong năm học………… em có những ưu điểm, khuyết điểm như sau:
Ưu điểm: Trong học tập, trong các hoạt động phong trào và các hoạt động khác.
Khuyết điểm (các vi phạm, điểm yếu của bản thân)
+ Tự xếp loại hạnh kiểm
+ Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm
********************
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp