Cách ghi nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 22 giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng ghi những lời nhận xét theo từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Bên cạnh đó, còn ghi cả những lời nhận xét về năng lực và phẩm chất của học sinh.
Năm học 2020 – 2021, thầy cô vẫn ghi học bạ các khối lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo Thông tư 22, còn lớp 1 ghi theo Thông tư 27. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của THPT Ngô Thì Nhậm:
Mẫu nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 22
GỢI Ý MỘT SỐ LỜI NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HS LỚP 3 THEO THÔNG TƯ 22(Ghi sổ TD CLGD mục Năng lực và Phẩm chất)
Bạn đang xem: Cách ghi nhận xét học bạ lớp 3 theo Thông tư 22 Mẫu nhận xét học bạ lớp 3
Mẫu nhận xét cho học sinh giỏi
1. a. Nắm vững kiến thức các môn học trong tháng. Biết vận dụng kiến thức để thực hành; chữ viết tương đối rõ ràng; đọc to lưu loát; tính toán nhanh nhưng đôi lúc chưa cẩn thận, viết văn chưa hay; rèn viết văn và tính cẩn thận.
b. Có ý thức tự phục vụ; nói to rõ ràng.
c. Chăm học, tự tin trao đổi ý kiến của mình trước tập thể.
2. a. Nắm vững kiến thức cơ bản các môn học trong tháng. Biết vận dụng kiến thức vào thực hành; đọc to lưu loát, ngắt nghỉ đúng chỗ, chữ viết đẹp; Tính toán nhanh. Kỹ năng viết đoạn văn chưa hay. Rèn viết văn.
b. Có ý thức tự phục vụ; hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
c. Chăm học, mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình trước lớp.
3. a. Nắm chắc kiến thức các môn học trong tháng. Kỹ năng đọc và viết tốt, chữ viết đẹp, rõ ràng; Kỹ năng làm tính cẩn thận, chính xác. Rèn thêm phân môn kể chuyện.
b. Tự giác tham gia và chấp hành sự phân công của nhóm, lớp.
c. Tự tin trao đổi ý kiến của mình trước lớp, mạnh dạn.
4. a. Nắm chắc kiến thức các môn học trong tháng. Kỹ năng đọc, viết tốt. Biết vận dụng kiến thức vào giải toán có liên quan. Đôi lúc chưa cẩn thận khi làm bài. Rèn thêm kỹ năng giải toán bằng hai phép tính.
b. Biết tự phục vụ, giao tiếp, tự quản tốt. biết giúp đỡ bạn bè trong học tập.
c. Chăm học. chăm làm. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp.
Mẫu nhận xét cho học sinh khá
1. a. Nắm được kiến thức cơ bản các môn học trong tháng; Biết vận dụng kiến thức vào thực hành và giải toán; Chữ viết đẹp; Đọc lưu loát, ngắt nghỉ hợp lý; kỹ năng viết văn chưa hay; Rèn thêm về viết văn.
b. Có ý thức tự giác, tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
c. Chăm học, đoàn kết và biết giúp đỡ bạn trong lớp.
2. a. Nắm được kiến thức các môn học trong tháng. Kỹ năng đọc, viết có tiến bộ, giọng đọc to rõ ràng; Kỹ năng môn Toán Đổi đơn vị đo độ dài chưa chính xác. Tăng cường rèn thêm về cách đổi đơn vị đo độ dài.
b. Biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
c. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp.
3. a. Nắm được kiến thức các môn đã học trong tháng.Kỹ năng đọc, viết tốt. Biết vận dụng kiến thức vào giải toán có liên quan. Đôi lúc tính toán chưa cẩn thận. Nhận biết góc vuông và góc không vuông chưa chắc chắn. rèn thêm kỹ năng nhận biết góc vuông và góc không vuông.
b. Có khả năng tự phục vụ, tự quản, nói to, rõ ràng.
c. Chăm học, đoàn kết với bạn bè. Biết yêu thương mọi người xung quanh.
4. a. Nắm được kiến thức các môn đã học tương đối tốt. Kỹ năng đọc, viết tốt, chữ viết tương đối đẹp. Biết vận dụng kiến thức vào giải toán có liên quan. Chưa nắm chắc tên gọi các thành phần trong phép chia. Ôn lại các thành phần trong phép chia đã học.
b. Có ý thức tự phục vụ, tự giác, chấp hành nội quy trường , lớp.
c. Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
Mẫu nhận xét cho học sinh trung bình
1. a. Nắm được kiến thức các môn học trong tháng. Biết vận dụng kiến thức vào giải toán; Đọc to, chữ viết rõ ràng; Kỹ năng thực hiện phép chia còn lúng túng; Viết văn chưa hay; Rèn chia lại các phép tính chia trong SGK và viết đoạn văn.
b. Tự giác tham gia và chấp hành sự phân công của lớp.
c. Kính trọng người lớn tuổi, đoàn kết với bạn bè.
2. a. Cơ bản đã hoàn thành kiến thức các môn đã học trong tháng. Kỹ năng giải toán bằng hai phép tính còn chậm, chưa nắm chắc bảng đơn vị đo độ dài, chữ viết hay sai dấu thanh. Tăng cường rèn kỹ năng giải toán, rèn viết nhiều cho đúng dấu thanh.
b. Biết giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
c. Chăm học, có tinh thần đoàn kết, chưa mạnh dạn trong các hoạt động học tập.
3. a. Nắm được kiến thức cơ bản các môn học trong tháng; Đọc to, viết rõ ràng; Biết vận dụng kiến thức vào giải toán; tốc độ đọc còn chậm, chữ viết hay sai lỗi chính tả; nhân có nhớ còn sai. Rèn đọc, viết và nhân có nhớ.
b. Bước đầu biết tự học, có sự tiến bộ khi giao tiếp.
c. Chăm chỉ học tập, biết yêu thương bạn bè.
4. a. Cơ bản đã hoàn thành kiến thức các môn đã học trong tháng. Kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia tương đối tốt. Đọc, viết hay sai dấu thanh, viết chưa đúng độ cao. Giải toán bằng hai phép tính còn chậm.Tăng cường rèn đọc, viết và giải toán.
b. Tự giác tham gia và chấp hành sự phân công của nhóm, lớp.
c. Đoàn kết, biết yêu quý bạn bè. Chưa mạnh dạn tự tin trong hoạt động học tập.
Mẫu nhận xét cho học sinh yếu
1. a. Hoàn thành nội dung chương trình các môn học trong tháng; Đôi lúc đọc ngắt nghỉ chưa đúng; Chữ hoa viết chưa đúng độ cao; Thực hiện phép chia có dư còn hay sai; Giải toán chậm. Rèn đọc, viết chữ hoa; thực hiện lại phép chia trong sách và rèn giải toán.
b. Có sự tiến bộ khi giao tiếp, Bước đầu biết tự học.
c. Kính trọng người lớn tuổi, Biết giúp đỡ bạn trong lớp.
2. a. Cơ bản đã nắm được kiến thức các môn học trong tháng. Kỹ năng đọc còn chậm, hay sai một số dấu thanh, kỹ năng giải toán bằng hai phép tính còn hạn chế,. Rèn kỹ năng đọc nhiều hơn, ôn thêm về giải toán
b. Chuẩn bị đủ và biết giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
c. Đã mạnh dạn hơn, biết yêu quý bạn bè.
3. a. Cơ bản đã nắm được kiến thức các môn học trong tháng. Kỹ năng đọc, viết còn hơi chậm, chữ viết còn xấu, thiếu nét, kỹ năng giải toán bằng hai phép tính còn chậm. Tăng cường rèn đọc, viết và dạng toán giải bằng hai phép tính
b. Bước đầu biết tự học, tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
c. Chấp hành tốt nội quy trường, lớp.
Một số lời nhận xét ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục học sinh lớp 3
a) Đọc to, rõ ràng; chữ viết đều, đẹp. Làm toán nhanh, trình bày chưa cẩn thận
b) Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.
Cũng có thể nhận xét:
a) Nắm chắc cấu tạo của bài văn kể về gia đình; chữ viết đều, rõ ràng. Giải toán còn chậm. Nhắc nhở tác phong làm bài. Biết giữ lời hứa
b) Tích cực học tập, tự tin, cởi mở thân thiện với bạn bè.
c) Tham gia tốt các phong trào của lớp….
Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất học sinh Tiểu học
Năng lực
Năng lực
Nhận xét
Tự phục vụ, tự quản
– Ý thức phục vụ bản thân tốt.
– Chuẩn bị tốt bài học, bài làm trước khi đến lớp .
– Chuẩn bị bài trước khi đến lớp chu đáo.
– Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập khi đến lớp.
– Sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng
– Biết giữ gìn dụng cụ học tập.
– Ý thức phục vụ bản thân tốt.
– Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
– Còn quên sách vở, đồ dùng học tập.
– Biết chuẩn bị đồ dùng học tập nhưng chưa giữ gìn cẩn thận.
– Chuẩn bị bài trước khi đến lớp chưa chu đáo.
Hợp tác
– Giao tiếp tốt: nói to, rõ ràng.
– Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp.
– Có sự tiến bộ khi giao tiếp. Nói to, rõ ràng.
– Trình bày vấn đề rõ ràng, ngắn gọn.
– Trình bày rõ ràng, mạch lạc
– Biết hợp tác nhóm và tích cực giúp đỡ bạn trong nhóm.
– Tích cực tham gia hoạt động nhóm và trao đổi ý kiến với bạn.
– Chấp hành tốt sự phân công trong sinh hoạt nhóm.
– Hợp tác trong nhóm tốt.
– Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm
– Tổ chức, hợp tác nhóm có hiệu quả
– Còn rụt rè trong giao tiếp.
– Chưa mạnh dạn khi giao tiếp
– Chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến.
Tự học và giải quyết vấn đề
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.
– Luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao.
– Tự giác hoàn thành bài tập trên lớp.
– Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập cá nhân.
– Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
– Biết tự học, tự giải quyết các vấn đề học tập.
– Có khả năng tự học.
– Chưa có khả năng tự học mà cần sự giúp đỡ của thầy cô, cha mẹ.
– Có khả năng hệ thống hóa kiến thức.
– Ý thức tự học, tự rèn chưa cao
– Có ý thức tự học, tự rèn.
Phẩm chất
Chăm học, chăm làm
– Đi học chuyên cần, đúng giờ.
– Đi học đầy đủ, đúng giờ.
– Chăm học. Tích cực hoạt động .
– Tích cực tham gia văn nghệ của lớp và trường.
– Tích cực tham gia các phong trào lớp và trường.
– Tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
– Biết giúp đỡ ba mẹ công việc nhà, giúp thầy cô công việc lớp.
– Tham gia hoạt động cùng bạn nhưng chưa tích cực.
– Năng nổ tham gia phong trào thể dục thể thao của trường, lớp.
– Ham học hỏi, tìm tòi
– Tích cực tham gia giữ vệ sinh trường lớp
– Thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn, thầy cô giáo.
Tự tin, trách nhiệm
– Tự tin khi trả lời .
– Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước tập thể.
– Mạnh dạn phát biểu xây dựng bài.
– Tích cực phát biểu xây dựng bài.
– Tự chịu trách nhiệm về các việc làm của bản thân, không đổ lỗi cho bạn.
– Mạnh dạn nhận xét, góp ý cho bạn.
– Chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến.
Trung thực, kỉ luật
– Trung thực, thật thà với bạn bè và thầy cô.
– Không nói dối, nói sai về bạn.
– Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
– Biết giữ lời hứa với bạn bè, thầy cô.
– Chấp hành tốt nội quy trường, lớp.
– Thật thà, biết trả lại của rơi cho người đánh mất.
Đoàn kết, yêu thương
– Hòa đồng với bạn bè.
– Hòa nhã, thân thiện với bạn bè.
– Đoàn kết, thân thiện với bạn trong lớp.
– Cởi mở, thân thiện, hiền hòa với bạn.
– Kính trọng thầy, cô giáo.
– Kính trọng thầy cô, yêu quý bạn bè.
– Biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
– Yêu quý bạn bè và người thân.
– Quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
– Lễ phép, kính trọng người lớn, biết giúp đỡ mọi người.
– Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
– Biết giúp đỡ, luôn tôn trọng mọi người
– Luôn nhường nhịn bạn
– Biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè
– Kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Biểu mẫu giáo dục