Bùi Viện là ai?
Bùi Viện (裴援, 1839 – 1878), hiệu Mạnh Dực, là một nhà cải cách, nhà ngoại giao của Việt Nam cuối thế kỷ 19, làm quan dưới triều nhà Nguyễn.
Thân thế và sự nghiệp của Bùi Viện
Bùi Viện (1839-1878), hiệu Mạnh Dực, là một nhà cải cách và ngoại giao của Việt Nam cuối thế kỷ 19 dưới triều nhà Nguyễn. Ông sinh năm 1839, quê quán làng Trình Phố, tổng An Hồi, huyện Trực Định, tỉnh Nam Định (nay là Trình Nhì, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), trong một gia đình nhà nho kiêm lương y bốc thuốc.
Bùi Viện (1839-1878), hiệu Mạnh Dực, là một nhà cải cách và ngoại giao của Việt Nam cuối thế kỷ 19 dưới triều nhà Nguyễn. Ông sinh năm 1839, quê quán làng Trình Phố, tổng An Hồi, huyện Trực Định, tỉnh Nam Định (nay là Trình Nhì, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), trong một gia đình nhà nho kiêm lương y bốc thuốc.
Thi đỗ cử nhân năm 1868, một năm sau đó Bùi Viện cùng em trai Bùi Phủng vào Huế dự kỳ thi hội nhưng cả hai anh em đều không đỗ. Ông đã từ bỏ khoa danh, ở lại Huế nhận một chức quan nhỏ theo giúp việc quan đại thần Lê Tuấn đang là người có tư tưởng canh tân và giữ vị thế trọng yếu trong triều đình Tự Đức. Là một người hành động, sớm bộc lộ tài năng và chí hướng nên Bùi Viện đã được Lê Tuấn tin dùng.
Vào thời điểm Bùi Viện ra làm quan thì cuộc vận động canh tân đất nước trong giới sĩ phu đã có khá nhiều tác động với triều đình Huế. Tiến sĩ Doãn Khuê (1813 -1885), quê làng Ngoại Lãng (Vũ Thư) là một trong những người có tư tưởng canh tân được bổ dụng làm doanh điền sứ Nam Định phụ trách việc khẩn hoang vùng duyên hải từ Hải Dương đến Ninh Bình. Khi Doãn Khuê nhận chức này thì Lê Tuấn đã tiến cử Bùi Viện ra trợ giúp việc kiến tạo một cửa biển cho xứ Bắc Kỳ theo lệnh của triều đình.
Bấy giờ, vấn đề mở một cửa biển cho xứ Bắc Kỳ đang có những ý kiến khác nhau. Đã có ý kiến đề xuất nên mở cửa biển Trà Lý, cách làng Trình Phố của Bùi Viện vài quãng đồng. Nhờ nắm rõ thung thổ, Doãn Khuê đã làm tập tấu trình với nhà vua là ở cửa biển Trà Lý về thổ nhưỡng, địa hình và thủy triều không mở phố, lập cảng được. Tiếp đó nha Thương bạc lại có tờ tâu xin mở 3 cửa biển để thông thương là Trà Lý, Ba Lạt, Đồ Sơn. Cả 3 cửa biển này đều nằm trên tuyến bờ biển do nha Doanh điền Nam Định phụ trách việc khai hoang. Bằng con mắt tinh tường, nhìn xa trông rộng của mình, Bùi Viện đã đề xuất chọn Ninh Hải khi đó chỉ là một thôn nhỏ lác đác vài xóm nhà tranh của dân chài, ở gần cửa Cấm để khai mở thành hải cảng và ông đã được giao việc xây dựng ở cửa biển này. Được giao trọng trách hợp với sở đắc, sở trường, Bùi Viện đã thỏa chí đem hết sự hiểu biết của mình về đất và người vùng biển, đứng ra tổ chức công việc xây dựng một thương cảng. Chỉ sau một thời gian ngắn, bến Ninh Hải đã trở thành một cửa biển sầm uất có đường đi lối lại trên bộ dưới nước giao thương thuận tiện, có đồn phòng thủ mang tên Hải tần phòng thủ (Hải Phòng) giữ gìn trật tự an ninh và nha Thương chính thu thuế các tàu thuyền ra vào. Chính từ sự kiện này nên có nguồn thư tịch đã tôn vinh Bùi Viện là người sáng lập cảng Hải Phòng.
Tháng 7 năm Quý Dậu (1873), vua Tự Đức phái Bùi Viện ra nước ngoài tìm hiểu tình hình với ý đồ dựa vào một nước khác để ngăn cản âm mưu lấn chiếm toàn cõi Việt Nam của Pháp. Nhận sứ mệnh hệ trọng này, Bùi Viện đã cùng với mấy nhân viên tùy tùng dong buồm từ cửa Thuận An (Huế) vượt biển tìm đến Hương Cảng và ông đã nhanh chóng kết thân với một số nhân sĩ tiến bộ người Trung Quốc rồi trở thành bạn tâm giao với viên lãnh sự Mỹ ở Hương Cảng. Vào thời điểm ấy, nước Mỹ đã kết thúc cuộc nội chiến 1861 – 1865 và xóa bỏ chế độ nô lệ. Dư luận ở Hương Cảng đang coi nước Mỹ như một tấm gương đấu tranh cho con người tự do. Chính điều đó đã làm cho Bùi Viện quyết chí tìm đến nước Mỹ để mưu nghiệp lớn. Nhờ viên lãnh sự Hoa Kỳ viết thư giới thiệu, chỉ đường, Bùi Viện đã đáp tàu biển qua Nhật rồi từ đó vượt trùng dương sang Mỹ. Trên đất Mỹ xa lạ, sau gần một năm trời kiên gan vận động, cuối cùng Bùi Viện cũng đã được tổng thống Gơ-răng tiếp và hứa giúp đỡ nhưng với điều kiện ông phải trở về nước lấy quốc thư đưa sang để có danh nghĩa chính thức ký kết. Từ Oa-sinh-tơn, Bùi Viện lại lênh đênh vượt đại dương trở về Huế tâu trình sự thể để lấy quốc thư. Năm 1875, Bùi Viện trở lại Hoa Kỳ, ông được tổng thống Gơ-răng tiếp lần thứ hai nhưng lần này bị từ chối việc giúp đỡ Việt Nam như đã hứa. Có lẽ, qua thăm dò, giới chức Hoa Kỳ thấy vị trí của Pháp ở Việt Nam đã được củng cố, không dễ gì Mỹ có thể thế chân được.
Sự kiện Bùi Viện được cử ra nước ngoài để mưu cầu sự ủng hộ Việt Nam kháng Pháp đã không sang nhà Thanh mà đến Hương Cảng để tìm đường sang Mỹ là một biểu hiện của tư tưởng canh tân và là một hành động hoàn toàn mới mẻ của một nhà Nho đã thoát vòng cương tỏa của Nho giáo. Có thể coi việc không muốn dựa vào sự ủng hộ của Trung Hoa, không nghi kỵ, bất hợp tác với phương Tây là tầm nhìn xa trông rộng, là trí tuệ, bản lĩnh vượt thời đại của Bùi Viện.
Mặc dù chuyến công du không thành công nhưng khi Bùi Viện về nước đã được thăng lên chức Tham biện thương chính. Ở cương vị này, ông đã dâng sớ xin triều đình cho làm gấp hai việc lớn là mở mang đường thủy, đào sông, mở cảng biển, bến sông để khuyếch trương buôn bán và lập thủy đội tiễu trừ giặc biển bảo vệ thuyền buôn đi lại ngoài khơi, từ đó gây dựng thành lực lượng thủy quân hùng mạnh cho nước nhà.
Tháng 8/1876, Tự Đức lại giao cho ông trách nhiệm tổ chức nha Tuần tải và cử làm Chánh quản đốc trực tiếp phụ trách. Bùi Viện đã dốc tâm dốc sức thực hiện hoài bão lớn làm chủ biển khơi và đề xuất thành lập đội tuần dương quân có thuyền chiến, vũ khí, lương bổng do triều đình cung cấp kết hợp với việc vận động các tàu buôn đóng góp tài chính để xây dựng. Tuần dương quân do Bùi Viện sáng lập có hơn 2.000 quân, khoảng 200 chiếc thuyền lớn, chia làm 2 đoàn với nhiệm vụ vừa tuần tiễu suốt miền duyên hải vừa chốt giữ các cửa biển trọng yếu, vừa hộ vệ cho các thuyền buôn. Từ khi có tuần dương quân hoạt động, bọn hải tặc một thời tung hoành trên miền duyên hải cũng phải co cụm lại, hoặc ra hàng, hoặc nằm im. Việc buôn bán lưu thông tăng lên. Tiếp đó, Bùi Viện đã lập ra Chiêu thương cục như một công ty buôn bán lớn có một nửa số vốn của triều đình, chuyên tổ chức việc buôn bán với Trung Quốc, tiêu thụ nông sản của các miền trong nước đem sang Trung Quốc bán, rồi mua hàng về bán buôn cho các nhà buôn nhỏ ở các tỉnh.
Xót thay, tài hoa bạc phận. Khi chớm vào tuổi 40, tài năng đang chín, chí khí đang hăng thì Bùi Viện đột ngột từ trần vào ngày 2 tháng 1 năm Mậu Dần (1878). Nghe tin ông qua đời, các bậc danh sĩ ở cả ba miền đã có khá nhiều văn tế, đối liễn phúng viếng, tụng ca và tiếc thương, trong số đó, Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) là người bạn đồng môn tri kỷ của ông đã có câu:
“Vi sở bất năng vi, đàm tiếu không lưu hoàn hải khí
Cố bất thất vi cố, cầm thư khước ức thiếu niên du”
Tạm dịch là:
“Làm việc chẳng ai làm, dọc đất ngang trời, trơ chí lớn
Bạn đang xem: Bùi Viện là ai? Thân thế và sự nghiệp của Bùi Viện
Không người làm bạn cũ, ôm đàn mở sách nhớ tình xưa”
Gần một thế kỷ qua, nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định trong canh tân ở nửa cuối thế kỷ XIX, Bùi Viện xứng đáng được ghi nhận là người có chí lớn, có đầu óc thực tiễn và khả năng hoạt động thực tiễn phi thường. Ở Thái Bình quê hương ông và Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng… đã có những đường phố, những ngôi trường mang tên Bùi Viện. Di sản mở mang cảng biển, bến sông, giữ gìn trị an trên biển để bảo vệ chủ quyền và đẩy mạnh khai thác kinh tế biển của Bùi Viện để lại đang được kế thừa và phát huy cao độ ở thời kỳ hội nhập.
Con phố mang tên Bùi Viện
Phố đi bộ Bùi Viện là một khu phố ngay trên các con đường Đề Thám, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Quang Đẩu, Bùi Viện, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Nằm tại khu vực đắc địa bậc nhất Sài Gòn, không ngoa khi nói Bùi Viện là phố Tây khi mà mọi du khách tây đều tập trung lại đây. Một con phố đa văn hóa, đa sắc tộc, hòa mình quên lối về.
Xung quanh vùng lân cận phố đi bộ Bùi Viện có rất nhiều địa điểm nổi bật, đặc trưng riêng của Sài Gòn nên Bùi Viện cũng hưởng ké được một lượng khách khá lớn, làm con phố trở nên tấp nập hơn bao giờ hết.
Giá trị bất động sản tại con phố này tăng liên tục và không có dấu hiệu suy giảm, nơi đây được mệnh danh “tất đất tất vàng” ai ai cũng muốn sở hữu.
Khu phố không ngủ ngay tại trung tâm Sài Gòn náo nhiệt
Phố đi bộ Bùi Viện được mệnh danh là phố tây nên nơi đây cũng được tây hóa, mọi người được thoải mái vi vu chơi xuyên đêm suốt sáng đặc trưng của “con phố không bao giờ ngủ của Sài Gòn xô bồ”.
Không chỉ phục vụ khách hàng trong nước, Bùi Viện còn là nơi tụ tập của bạn bè quốc tế trên thế giới khi họ du lịch Sài Gòn. Đó cũng góp một phần lí do vì sao con phố Bùi Viện này được mệnh danh là “phố tây”, cảm giác mà Bùi Viện mang lại cho du khách nước ngoài rất tốt, luôn là cái tên xuất hiện trong đầu họ đầu tiên khi nhắc đến Việt Nam.
Chưa bao giờ thấy phố đi bộ Bùi Viện ngừng náo nhiệt, các hoạt động ở đây càng về đêm càng náo nhiệt hơn, đặc biệt là các ngày cuối tuần với lượng khách kéo về đông nghẹt cả con phố. Các hoạt động vui chơi giải trí trải dài khắp khu phố, tấp nập hàng quán đa dạng phục vụ thực khách. Đặc sản nơi đây là các hàng quán vỉa hè cho mọi người hóng gió về đêm của Sài Gòn thỏa thích.
Một số hoạt động về đêm phong phú, nổi bật, đáng chú ý
Con phố đi bộ Bùi Viện hoạt động xuyên đêm luôn thu hút giới trẻ Sài Gòn bằng những hoạt động vui chơi giải trí về đêm náo nhiệt, khuấy động cả một con phố, xập sìn, náo nhiệt không thể bỏ lỡ. Một số hoạt động tiêu biểu nên trải nghiệm một lần khi đến phố đi bộ Bùi Viện:
- Bar, pub xập xình: Hoạt động xuyên đêm để phục vụ mọi thực khách. Đây là điểm đặc trưng trên con phố tây Bùi Viện này, cách bày trí của các quán làm cho khách du lịch thích thú và hào hứng trải nghiệm.
- Nhà hàng, hàng quán vỉa hè: Đây được coi là một điểm khá độc đáo trên phố đi bộ Bùi Viện. Nhà hàng và quán vỉa hè đan xen với nhau cho thực khách thoải mái mà lựa chọn. Không thích không gian trong nhà thì có thể ra vỉa hè ngồi ngắm đường phố Sài Gòn về đêm, chất lượng món ăn không vì thế mà giảm đâu. Các món ăn được phục vụ tại Bùi Viện luôn được khen ngợi hết lời.
- Các màn trình diễn nghệ thuật đường phố: Luôn thu hút mọi người, làm con phố này sôi động hơn bao giờ hết, mọi người đã đặt chân tới Bùi Viện chắc chắn không thể nào không bắt gặp khoảnh khắc các ngọn lửa lóe sáng lên, đây là tác phẩm của các nhà nghệ thuật đường phố tài ba.
- Ăn vặt Bùi Viện: Đa dạng, đủ loại phù hợp cho tuổi teen, nào là bánh tráng, sinh tố, trà chanh, trái cây, kem,… hoa cả mắt khi lựa chọn. Không chỉ người Việt mà đến khách nước ngoài cũng thích thú khi thưởng thức.
Mọi hoạt động tại đây làm mọi người xua tan cảm giác mệt mỏi ban ngày, hòa mình vào không khí sôi nổi của phố đi bộ Bùi Viện chơi hết mình, xõa tới bến.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp