Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020 – 2021 gồm 3 đề thi, được tổng hợp chi tiết, chính xác. Bao gồm cả đáp án, hướng dẫn giải và bảng ma trận đề thi giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập, luyện giải đề thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô tham khảo, ra đề thi học kì 2 cho học sinh của mình. Ngoài ra, còn có thể tham khảo thêm bộ đề môn Ngữ văn, 27 đề thi học kì 2 Toán lớp 8. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Ma trận đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8
Nội dungkiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
1.Vitamin- muối khoáng
Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020 – 2021
– Biết vai trò của vitamin A, muối iot, và nguyên tắc lập KP
Số câu hỏi
3
1
3
Số điểm
1,2đ
1
1,2đ
2. Bài tiết
– biết cấu tạo của hệ bài tiết và đơn vị chức năng thận
Hiểu được vai trò và các giai đoạn của quá trình bài tiết.
Vận dụng kiến thức vào thực tế để có hệ bài tiết khỏe mạnh?
Số câu hỏi 2 1 0,5 1 3 1 Số điểm 0,8 đ 1đ 0,5đ 1đ 1,8đ 1,5đ
3. Da
– Biết được cấu tạo của da
– Hiểu được chức năng quan trọng nhất của da
Giải thích có nên nhổ lông mày và lạm dụng kem phấn
Số câu hỏi 2 1 1 2 1 Số điểm 0,8đ 0,4đ 1đ 0,8 1đ
4. Hệ thần kinh và các giác quan
Biết được chức năng của não, cấu tạo của trung ương TK, các bộ phận của não bộ
Giải thích nguyên nhân, tác hại của cận thị. Hiểu trò của hệ TK vận động và hệ TK sinh dưỡng
Vận dụng nêu được cách khắc phục và biện pháp phòng chống bênh cận thị
Số câu hỏi 3 1 0,5 1 4 1 Số điểm 1,2đ 0,6đ 0,5đ 1 2,2 1,5đ Tổng số 10 câu 4 câu 2 câu 1 câu 4 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1điểm 6đ 4đ
Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Sinh học
A. Phần trắc nghiệm (6,0 đ- 15 câu) Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1. Muốn có vitamin D tránh loãng xương, còi xương ta cần phải là gì:
A. Uống vitamin D trực tiếp
B. Ăn nhiều rau xanh, tươi sống; quả chín
C. Tắm nắng buổi sáng sớm, chiều tối.
D. Có thể thay thế được bằng vitamin khác.
Câu 2. Muối khoáng nào có vai trò quan trọng để tạo hồng cầu, chắc xương cho cơ thể:
A. Ca và Fe .
B. Ca và P.
C. K và Fe.
D. K, Na, Fe, Cu
Câu 3: Nước tiểu đầu được tạo ra từ đâu trong hệ bài tiết nước tiểu:
A. Ở nang cầu thận.
B. Ở bể thận.
C. Ở ống thận
D. Ở bóng đái
Câu 4: Các tế bào của da thường xuyên bị bong ra ngoài là của tầng nào trên da:
A. tầng tế bào sống.
B. lớp sắc tố.
C. lớp sợi mô liên kết.
D. tầng sừng
Câu 5. Quá trình tạo thành nước tiểu trong hệ bài tiết gồm có giai đoạn nào:
A. Quá trình lọc máu.
B. Quá trình hấp thu lại.
C. Quá trình bài tiết tiếp.
D. Tất cả các quá trình trên đây.
Câu 6: Trong nước tiểu chính thức có xuất hiện Glucozơ thì người đó sẽ bị bệnh gì?
A. Viêm gan, suy thận
B. Đái tháo nhạt.
C. Tiểu đường
D. Sỏi thận, Viêm tụy.
Câu 7 :Trung khu điều khiển hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, ….., thân nhiệt ở:
A. Trụ não và não trung gian.
B. Tiểu não.
C. Đại não
D. Tủy sống
Câu 8. Trung khu điều khiển hoạt động giữ thăng bằng ở đâu đảm nhiệm:
A. Não trung gian.
B. Tiểu não.
C. Đại não
D. Trụ não và tủy sống
Câu 9. Bộ phận nào không có trong cấu trúc của tai:
A. Cửa bầu.
B. Cơ quan cooc ti.
C. Xương đe
D. Xương quai xanh
Câu 10. Bộ phận nào không có trong cấu trúc của mắt:
A. Tuyến lệ.
B. Màng lưới.
C. Màng nhĩ
D. Màng giác
Câu 11. Tuyến nội tiết nào sau đây có hoocmon tác động chủ yếu các tuyến còn lại:
A. Tuyến yên
B. Tuyến giáp, tuyến tụy.
C. Tuyến tùng.
D. Tuyến gan, ruột.
Câu 12. Tuyến nội tiết nào đảm nhiệm vai trò liên quan bệnh bước cổ ?
A. Tuyến yên.
B. Tuyến giáp.
C. Tuyến trên thận.
D. Tuyến tụy và trên thận.
Câu 13. Hoocmon nào sau đây liên quan giới tính con người?
A. Ơtrogen và Testosterone.
B. Glucagon.
C. Insulin.
D. Oxytocin.
Câu 14. Biện pháp tránh thai cần đảm bảo các nguyên tắc nào sau đây:
A. Ngăn trứng chín và rụng.
B. Không để tinh trùng gặp trứng.
C. Chống sự làm tổ của hợp tử.
D. Cần một trong các biện pháp trên.
Câu 15. Để thai nhi phát triển tốt, sinh ra khỏe mạnh cần phải đảm bảo những yếu tố nào:
A. Sự phát triển hoàn thiện cơ thể mẹ.
B. Sự phát triển hoàn thiện của tinh trùng người cha
C. Sức khỏe của người mang thai.
D. Tất cả các yếu tố A, B, C trên đây.
II. PHẦN TỰ LUẬN: 4đ
Câu 16: Chỉ ra những đặc điểm của não người chứng tỏ sự tiến hóa so với các động vật?
Câu 17: Để có phản xạ học tập tốt, người học sinh cần rèn luyện những gì?
Câu 18: Cần làm gì để phát huy tốt vai trò của thận để có một cơ thể khỏe mạnh?
Câu 19. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết? Cho mỗi loại tuyến 3 ví dụ?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.4 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA C A A D D C D B D C A B A D D
II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm)
Đáp án Điểm
Câu 16: ( 1,0đ) Sự tiến hóa của đại não ở người
– Tỷ lệ về khối lượng não so cơ thể người lớn hơn các động vật thuộc khác.
– Vỏ não ở người nhiều khe rãnh làm tăng diện tích bề mặt chứa các nơron.
– Ở người ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ: nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết rất quan trọng trong đời sống.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 17: (1,0 đ) Để có phản xạ học tập tốt:
– Phối hợp các giác quan và hoạt động tổng hợp: Nghe, nhìn, viết, đọc, nói,
– Thực hiện ghi nhớ băng nhiều cách
– Xây dựng ý thức tự học tập, đào tạo bản thân,
– Thực hành ôn, luyện, rèn tập cho các kỹ năng: nghe, viết, đọc, nói.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 18: (1,0 đ). Bảo vệ thận cho cơ thể khỏe mạnh:
– Ăn, uống đảm bảo đầy đủ các chất, không quá cay, chua, mặn, ngọt, ….
– Hạn chế bia, rượu, café, các chất kích thích, độc hại, uống đủ nước, ….
– Hàng ngày, lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn lành mạnh
– Vận động thể dục thường xuyên, thư giãn, xoa bóp, massage vùng lưng
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 19: (1,0 đ). Phân biệt tuyến nội tiết và ngoại tiết, cho 3 ví dụ mỗi truyến.
Đặc điểm
so sánh
Tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết
Giống nhau
– Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.
Khác nhau:
– Kích thước lớn hơn.
– Có ống dẫn chất tiết đổ ra ngoài.
– Lượng chất tiết ra nhiều, không có hoạt tính mạnh.
– Kích thước nhỏ hơn.
– Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu.
– Lượng chất tiết ra ít, hoạt tính mạnh.
0,25
0,25
0,25
Ví dụ
Tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến ruột, gan, dạ dày, ….
Tuyến giáp, tuyến yên, tuyến
0,25
………….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục, Lớp 8