Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020 – 2021 gồm 5 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đây là tài liệu được chọn lọc kỹ càng từ các trường THCS trên cả nước, giúp các bạn học sinh lớp 9 làm quen với các dạng đề, cấu trúc, và biết được khả năng của mình khi giải đề, từ đó giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi giữa học kì 2 sắp tới. Chúc các bạn đạt được kết quả cao nhất!
Đề thi giữa kì 2 lớp 9 môn Sinh học – Đề 1
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9
Tên chủ đề Nhận biết 40% = 4.0đ Thông hiểu 30% = 3.0đ Vận dụng 30% =3.0đ Vận dụng thấp 20% = 2.0đ Vận dụng cao 10% = 1.0đ TN TL TN TL TN TL TN TL
ứng dụng di truyền
Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020 – 2021
27.5%=2.75đ
C7
0.25đ
C1
0.25đ
C1
2.0đ
C12
0.25đ
Sinh vật và môi trường
25%=2.5đ
C4;6
0.5đ
C2; 11
0.5đ
C9;10
0.5đ
C4
1.0đ
Hệ sinh thái
47.5=4.75đ
C5
0.25đ
C2
3.0đ
C8
0.25đ
C3
0.25đ
C3
1.0đ
Tổng số
16Câu=100%
100% = 10đ
10%
1.0đ
30%
3.0đ
10%
1.0đ
20%
2.0đ
10%
1.0đ
10%
1.0đ
10%
1.0đ
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Sinh học
A/ TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu đúng 0.25 điểm)
Câu 1: Phép lai nào sau đây tạo được ưu thế lai
a. Lai gần ở động vật
b. Lai con cái với bố mẹ
c. Lai khác dòng với nhau
d. Tự thụ phấn bắt buột ở thực vật
Câu 2: Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng?
a. Cây xương rồng
b. Cây phượng
c. Cây mít
d. Cây lá lốt
Câu 3: Viết các chuỗi thức ăn có thể có sau đây:
Cây cỏ, hươu, sâu ăn lá, chim ăn sâu, hổ.
Câu 4: Biện pháp nào sau đây đã làm đất bị thoái hóa?
a. Trồng rừng chống xói mòn
b. Thay đổi các loại cây trồng phù hợp
c. Bón phân hữu cơ hợp lí
d. Đốt rừng lấy đất canh tác.
Câu 5: Độ đa dạng trong một quần xã sinh vật được biểu hiện bởi đặc điểm:
a. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
b. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.
c. Sự chênh lệch tỉ lệ đực, cái giữa các quần thể trong một quần xã.
d. Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
Câu 6: Hoạt động nào sau đây của con người không ảnh hưởng đến môi trường?
a. Săn bắn
b. Chiến tranh
c. Hái lượm
d. Đốt rừng
Câu 7: Biểu hiện của thoái hoá giống là:
a. Cơ thể lai có sức sống cao hơn bố mẹ.
b. Cơ thể lai có sức sống kém dần.
c. Cơ thể lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.
d. Năng suất thu hoạch tăng lên.
Câu 8: Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể:
a. Tỉ lệ giới tính.
b. Thành phần nhóm tuổi.
c. Mật độ cá thể.
d. Độ đa dạng.
Câu 9: Các cành phía dưới của các cây ưa sáng trong rừng thường bị rụng sớm vì
a. Các cành này tổng hợp được ít chất hữu cơ.
b. Khả năng thoát hơi nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng.
c. Khả năng hút nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng.
d. Dễ bị sâu bệnh.
Câu 10: Cây sống ở nơi nhiều ánh sáng và khô cằn thường có đặc điểm là:
a. Lá to và màu nhạt.
b. Lá to và màu sẫm.
c. Lá nhỏ và màu nhạt.
d. Lá nhỏ và màu sẫm.
Câu 11: Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật:
a. Bầy khỉ sống trong rừng.
b. Các sinh vật trong rừng nhiệt đới
c. Đàn voi trong rừng châu Phi.
d. Đồi cọ.
Câu 12: Trong chọn giống, dùng phương tự thụ phấn hay giao phối gần là để:
a.Tạo giống mới.
b. Tạo dòng thuần.
c. Tạo ưu thế lai
d. Cải tạo giống
B/ TỰ LUẬN
Câu 1/ (2.0 điểm) Giải thích vì sao không dùng con lai F1(lai kinh tế) để làm giống?
Câu 2/ (3.0 điểm) Thế nào là quần thể; quần xã?
Câu 3/ (1.0 điểm) Viết lưới thức ăn có thể có sau đây? Sâu; cây cỏ; chuột; cầy; bọ ngựa; rắn.
Câu 4/ (1.0 điểm) Giải thích cây trồng gần cữa sổ trong nhà thì cây sẽ vươn ra ngoài cữa.
Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 9 môn Sinh học
A/ TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng 0.25 điểm
C1 C2 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 C11 C12 c d d a c b d a c b b
B/ TỰ LUẬN
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
– Nếu con lai F1 có kiểu gen dị hợp về các cặp gen VD kiểu gen Aa
– Khi cho F1 giao phối với nhau thì con lai F2 có kiểu hình khác nhau
– Các gen lặn a (gen xấu) gặp nhau tạo ra đồng hợp gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình (gây hại cho sinh vật)
0.5đ
0.5đ
1.0đ
Câu 2
a/ Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài.
– Sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định
– Có khả năng giao phối và sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
b/- Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau.
– Cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
– Chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, tạo thành thể thống nhất (Mối quan hệ dinh dưỡng).
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 4
– Vì cây có chất diệp lục (màu xanh) hấp thụ các tia ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ.
– Nên khi trồng cây trong nhà gần cữa sổ thì cây sẽ nghiên về phía có ánh sáng, nên cây vươn ra ngoài
0.5đ
0.5đ
Đề thi giữa kì 2 lớp 9 môn Sinh học – Đề 2
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9
Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL
1. Ứng dụng di truyền học
Thoái hóa là gì? Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?
15% = điểm 1,5đ
100% = 1,5đ
2. Sinh vật và môi trường
Mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài, xác định động vật ưa khô
Nắm được khái niệm nhân tố sinh thái, các nhóm nhân tố sinh thái
ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật
Giải thích hiện tượng tỉa cành tự nhiên
40 % = 4,0 điểm
25% = 1đ
37,5% = 1,5đ
12,5% = 0,5đ
25% = 1đ
3. Hệ sinh thái
Ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi
Xác định đâu là quần thể sinh vật, xác định các thành phần của lưới thức ăn
Viết được các chuỗi thức ăn
Viết được một lưới thức ăn
35% = 3,5 điểm
14,3% = 0,5đ
28,5% = 1đ
28,5% = 1đ
28,5% = 1đ
Số câu
Số điểm
100% = 10 điểm
3 câu
1,5 đ
15%
2 câu
4đ
40%
3 câu
1,5đ
15%
1 câu
1đ
10%
2 câu
2đ
20%
Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Sinh học
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c hoặc d đứng trước
câu trả lời đúng nhất: ( mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu có mối quan hệ:
A. Kí sinh
B. Cạnh tranh
C. Hội sinh
D. Cộng sinh
Câu 2: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?
A. Thằn lằn, lạc đà, ốc sên
C. Thằn lằn, lạc đà, chuột nhảy
B. Ốc sên, ếch, giun đất
D. Ếch, lạc đà, giun đất
Câu 3: Tập hợp những sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật?
A. Đàn trâu ăn cỏ trên cánh đồng
C. Các cá thể ong, bướm … trong rừng
B. Các cây hoa hồng, hoa huệ trong công viên
D. Các cá thể chuột sống ở hai cánh đồng
Câu 4: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản
C. Nhóm tuổi sinh sản
B. Nhóm tuổi sau sinh sản
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là:
A. Từ 50C đến 400C
B. Từ 50C đến 390C
C. Từ 50C đến 420C
D. Từ 50C đến 450C
Câu 6: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào thể hiện mối quan hệ cùng loài?
A. Nhạn biển và cò làm tổ tập đoàn
C. Cáo ăn thỏ
B. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông
D. Chim ăn sâu
C. PHẦN TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: Thoái hóa là gì? Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?(1.5 điểm)
Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Kể tên các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. ?(1.5 điểm)
Câu 3: Hãy giải thích vì sao các cành cây phía dưới của cây ưa sáng sống trong rừng rậm lại sớm bị rụng?(1,0 điểm)
Câu 4 (3.0 điểm): Có một quần xã sinh vật gồm các loài sau: vi sinh vật phân giải, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ.
a. Cho biết thành phần sinh vật của hệ sinh thái trên.
b. Viết 5 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên?
c. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã trên.
Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 9 môn Sinh học
I. TRẮC NGHIỆM:
II.TỰ LUẬN:
Câu 1: Thoái hóa là gì? Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?(1.5 điểm)
– Thoái hóa là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm.
– Nguyên nhân:
+ Tự thụ phấn bắt buộc ở những cây giao phấn, giao phối gần ở động vật sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hoá.
+ Các gen lặn gặp nhau tạo nên thể đồng hợp lặn, biểu hiện bằng các tính trạng có hại.
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục, Lớp 9