Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022 gồm 11 đề đọc – hiểu, giúp các em tham khảo, luyện trả lời câu hỏi thật nhuần nhuyễn để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 sắp tới đạt kết quả cao.
Với 11 đề đọc hiểu học kì 2 lớp 4 này, còn giúp các em hệ thống lại các bài học đã được học trong chương trình học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4. Chi tiết mời các em tham khảo bài viết dưới đây của THPT Ngô Thì Nhậm để ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao.
Đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 4 – Đề 1
Chính tôi có lỗi
Bạn đang xem: Bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 – 2022
Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác. Các học sinh trường quân sự được phân công trực gác hằng ngày. Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin, được cử làm nhiệm vụ trực gác. Anh ta cản đường Lê-nin không cho vào và nghiêm nghị nói:
– Xin đồng chí cho xem giấy ra vào!
– Nhưng kia là cửa nhà tôi! – Lê-nin sửng sốt giơ tay chỉ
– Tôi không biết. – Người gác cửa trả lời. – Tôi được lệnh không cho ai đi qua nếu không có giấy ra vào.
Lê-nin không tranh cãi, trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về phòng mình. Khi giao ban, anh học sinh quân báo cáo với đồng chí chỉ huy về việc đó. Tất nhiên, cả Sở chỉ huy đều biết câu chuyện ấy. Đồng chí chỉ huy nghiêm giọng hỏi anh học sinh quân:
– Cậu có biết cậu không cho ai vào không?
– Tôi không biết
– Chủ tịch Hội đồng Ủy viên nhân dân Lê-nin đấy!
Anh học sinh quân đỏ mặt và bối rối. Ngay lúc đó, anh chạy đến xin lỗi Lê-nin. Lê-nin bình tĩnh và nghiêm trang nghe anh nói, duy trong khóe mắt lấp lánh những đốm lửa tươi vui. Nghe xong, Lê-nin ôn tồn nói:
– Không, đồng chí không có lỗi gì cả. Chỉ thị của chỉ huy trưởng là pháp lệnh. Chẳng lẽ tôi là Chủ tịch mà lại có thể vi phạm pháp lệnh hay sao? Chính tôi có lỗi, còn đồng chí đã giải quyết đúng.
(Theo Bô-rít Pô-lê-vôi)
Câu 1. Khi Lê-nin đi qua trạm gác để vào nhà, anh học sinh quân đã làm gì?
a. Cản đường không cho vào và yêu cầu cho xem giấy tờb. Lễ phép mời Lê-nin vào nhà mà không cần xem giấy tờc. Đọc giấy tờ của Lê-nin và vui vẻ mời lãnh tụ vào nhà
Câu 2. Vì sao anh học sinh quân không để Lê-nin đi qua trạm gác?
a. Vì Lê-nin không có giấy ra vàob. Vì anh không nhớ rõ mặt Lê-ninc. Vì anh không nắm được quy định
Câu 3. Khi không được qua trạm gác để về nhà, Lê-nin đã hành động như thế nào?
a. Đề nghị chỉ huy phê bình anh học sinh quânb. Nói cho anh học sinh quân biết tên mìnhc. Trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về nhà
Câu 4. Vì sao khi nghe anh học sinh quân xin lỗi, trong khóe mắt Lê-nin lại “lấp lánh những ánh lửa tươi vui”?
a. Vì thấy anh học sinh quân đã nhận ra khuyết điểm và đến nhận lỗib. Vì tháy anh học sinh quân đã chấp hành pháp lệnh rất nghiêm túcc. Vì thấy anh học sinh quân đã chấp hành mệnh của vị chỉ huy
Câu 5. Câu chuyện muốn nói lên điều gì là chủ yếu?
a. Lê-nin là người hiền từ và nhân hậub. Lê-nin rất tôn trọng nội quy chungc. Đi qua trạm gác phải có giấy ra vào
Câu 6. Dòng nào viết đúng các danh từ riêng trong bài?
a. Vla-đi mia I-lích Lê-Nin, Krem-li, Lê-Nin b. Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Krem-li, Lê-ninc. Vla-đi-Mia I-Lích Lê-nin, Krem-Li, Lê-nin
Câu 7. Câu “Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin được cử làm nhiệm vụ trực gác.” Có mấy danh từ chung?
a. 2 danh từ chung (đó là:…………………………..)b. 3 danh từ chung (đó là:…………………………..)c. 4 danh từ chung (đó là:…………………………..)
Câu 8. (1) Trong câu “Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác.”, bộ phận nào là chủ ngữ?
a. Vla-đi-mia I-lích Lê-nin b. người chỉ huy đội bảo vệc. người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li
(2) Bộ phận trạng ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi nào?
a. Bao giờ?b. Ở đâu?c. Vì sao?
Đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 4 – Đề 2
HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình…
(Theo Băng Sơn)
Câu 1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu?
a. Do thầy giáo chăm sóc tốt. b. Do cây xanh tốt quanh năm.c. Do tóc những cô tiên không bao giờ bạc.
Câu 2. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy giáo có màu gì?
a. Màu hồng cánh sen.b. Màu hồng cánh sen nhẹ.c. Màu trắng tinh khiết.
Câu 3. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?
a. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương.b. Mùi thơm mát của sương đêm.c. Mùi thơm ngon lành của một loại bánh.
Câu 4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến điều gì?
a. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên. b. Buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.c. Một loài cỏ thơm.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1. Chuyển câu kể sau thành câu khiến:
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt.
…………………………………………………………………………………………………..
Câu 2. Em hãy chỉ ra cấu tạo của các câu khiến sau:
a) Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:
– Mở cửa ra nào!
……………………………………………………………………………………………………..
b) Thấy thế, tôi suýt khóc:
– Bác đừng về. Xin bác ở lại đây làm đồ chơi cho chúng cháu!
…………………………………………………………………………………………………
c) Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:
– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!
…………………………………………………………………………………………………
Câu 3. Em hãy đặt một câu khiến bằng cách dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.
………………………………………………………………………………………………
…
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề đọc hiểu Tiếng Việt lớp 4.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục