Bao sái bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo là câu hỏi thường gặp của rất nhiều người mỗi khi gần đến ngày 23 tháng Chạp. Nếu bạn cũng chưa biết nên bao sái trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất cho mình nhé.
Giải thích sâu hơn nến bạn chưa biết Bao sái là gì? Tại sao phải bao sái?
Bao sái bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?
Lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang là công việc các gia đình thường tiến hành vào dịp cuối năm để nơi thờ cúng tổ tiên thần linh được sạch sẽ để đón Tết.
Theo quan niệm dân gian, ông Công ông Táo là những người trông coi bếp núc, đất đai của gia đình. Hàng năm, cứ vào ngày 23/12 (âm lịch) là ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời, bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua. Dân gian cho rằng, các vị thần linh đi vắng nên đây là thời điểm thích hợp để gia chủ tiến hành lau dọn bàn thờ mà không ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
Theo đó, nếu buổi sáng hoàn thành nghi lễ cúng ngày 23 tháng Chạp để tiễn các ông Công, ông Táo lên chầu trời thì có thể tiến hành bao sái bàn thờ ngay trong buổi sáng hoặc buổi chiều. Thời gian thực hiện tốt nhất là từ 8h đến 11h55 hoặc 13h đến 17h55, tránh khoảng thời gian 12-13 giờ.
Còn nếu gia chủ cúng ông Công, ông Táo vào chiều 22 tháng Chạp thì nên bao sái, dọn dẹp bàn thờ vào hôm sau hoặc một ngày lành khác, bởi công việc này phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối. Việc lau dọn bàn thờ nên được thực hiện xong xuôi trước ngày 30 tháng Chạp, bởi ngày đó, ông Công, ông Táo sẽ quay trở lại trần gian.
Ngày đẹp bao sái bàn thờ cúng ông Công ông Táo
– Ngày 20 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
– Ngày 21 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
– Ngày 22 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
– Ngày 23 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
– Ngày 24 âm, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
– Ngày 25 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc 9h10 đến 10h50, chiều từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
– Ngày 26 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Thực hiện bao sái bàn thờ để cúng ông Công ông Táo
Sau khi đã nắm rõ bao sái bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo thì việc tiếp theo đó là thực hiện lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang.
Chọn ngày đẹp, giờ tốt để thực hiện. Đun một nồi nước ngũ vị hương (nhớ mua ngũ vị cửa hàng thuốc Bắc, không mua gói bột ở quầy hàng mã). Đổ nước ngũ vị hương vào thau sạch, nước pha ấm khoảng 40 độ là được.
– Thắp hương xin phép Thần linh, gia tiên để bao sái bàn thờ.
– Sau đó, trong khi hương cháy thì bê toàn bộ bát hương xuống, tốt nhất là đặt vào một cái mâm.
– Rút tỉa hết chân nhang, giữ lại 3 cây đang cháy.
– Dùng khăn sạch nước thơm lau hết một vòng bát hương (lưu ý là bạn có thể quên vị trí các bát hương, vì vậy rất cần nhớ đánh dấu vị trí từng bát hương để tránh bị nhầm lẫn sau khi đặt lại lên bàn thờ.
– Dùng nước ngũ vị lau sạch bàn thờ.
– Đồng thời hạ hết toàn bộ đồ tế phẩm của năm cũ xuống để hóa.
– An vị bát hương trở lại, nhớ đừng đặt sai thứ tự.
– Sau đó thắp tiếp một tuần nhang và bày đồ tế phẩm của năm mới lên.
– Hóa hết chân nhang, cành vàng, lá ngọc, bùa chú, vàng mã của năm cũ.
– Cuối cùng mang tro ra bón cây hoặc thả xuống dòng nước
Lưu ý, khi bao sái bát hương, tỉa chân nhang:
- Chọn ngày, giờ tốt để thực hiện bao sái bát hương như đã hướng dẫn cho từng tuổi trên đầu bài viết.
- Người thực hiện bao sái bàn thờ phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ.
- Thực hiện bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang một cách nhẹ nhàng, tránh làm rơi, vỡ đồ cúng.
- Không được lau dọn, bao sái bát hương của gia tiên trước thần linh.
- Khi lau dọn cần dùng nước ấm, sạch.
Văn khấn rút chân hương ngày ông Công ông Táo
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ… (họ nhà bạn là gì) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp… hoặc ngày nào đó….), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới để sạch sẽ bàn thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ…, chấp thuận.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
***************
Trên đây là nội dung bài viết giải đáp thắc mắc cho các bạn đọc về bao sái bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo. Chúc các bạn và gia đình đón một cái Tết nguyên đán thật hạnh phúc, ấm áp.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp