Báo cáo sơ kết hoạt động công đoàn học kỳ I là mẫu báo cáo để tổng kết, đánh giá những thành tích đã đạt được của công đoàn nhà trường từ đó thấy được nhược điểm cần khắc phục và đưa ra phương hướng cho học kỳ II. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải mẫu báo cáo tại đây.
Mẫu báo cáo sơ kết hoạt động công đoàn học kỳ 1
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC…
CĐCS TRƯỜNG…….
Bạn đang xem: Báo cáo sơ kết hoạt động Công đoàn học kỳ I Báo cáo kết quả hoạt động công đoàn học kỳ I và phương hướng nhiệm vụ học kỳ II
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc—————-
……….. ngày….tháng….năm….
BÁO CÁO
SƠ KẾT HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN HỌC KỲ I NĂM HỌC………………..VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN HỌC KỲ II NĂM HỌC………..
I. TÌNH HÌNH CÁN BỘ, NHÀ GIÁO VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
– Tổng số cán bộ, đoàn viên:…..người (nữ:…..người, nam….. người).
– Tổng số đảng viên:….người
– Số đảng viên kết nạp học kỳ I: …..người
– Số đoàn viên kết nạp học kỳ I:……. người
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN
Năm học………………..là năm học tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết 33-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 9 – Khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; là năm học tập trung nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm………..
Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Công đoàn Giáo dục huyện Tây Hòa, LĐLĐ huyện Tây Hòa và sự phối hợp có hiệu quả với Lãnh đạo Trường, phong trào cán bộ công nhân viên chức – lao động và hoạt động công đoàn trong trường đạt được những thành tích đáng trân trọng đã động viên, khích lệ cán bộ, đoàn viên phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của trường.
1. Chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo và người lao động trong ngành; tham gia quản lý, xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
1.1. Chăm lo đời sống nhà giáo và người lao động
– Công đoàn cơ sở triển khai các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của công đoàn cấp trên đến các đoàn viên, đã có nhiều giải pháp phù hợp, tích cực tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho NGNLĐ như: Tổ chức Hội thi nấu ăn nhân kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10.
– Công đoàn cơ sở đã tích cực phối hợp với Trường kiểm tra giám sát và kiến nghị những chính sách hiện hành đối với nhà giáo và lao động được thực hiện đầy đủ và kịp thời, minh bạch các chế độ phụ cấp như: phụ cấp ưu đãi; phụ cấp chức vụ; phụ cấp độc hại nguy hiểm; phụ cấp trách nhiệm theo các văn bản quy định của Nhà nước; giải quyết chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
– 100% cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục đóng góp duy trì “Quỹ tương trợ cán bộ, giáo viên, nhân viên” ngành giáo dục và đào tạo huyện với số tiền quy định: 4.000đ/CB, CC, VC/tháng, đóng góp hỗ trợ gia đình có cán bộ, công chức, viên chức qua đời với số tiền: 5.000đ/CB, CC.
– Tham gia xây dựng “Quỹ mái ấm công đoàn” hỗ trợ nhà giáo và người lao động trong ngành giáo dục” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam thành lập giai đoạn 2013-2018, “Quỹ mái ấm công đoàn” do Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên phát động.
1.2. Đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBNGLĐ
– Phối hợp với chính quyền đồng cấp chăm lo đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; xét tăng 1%, 2% phụ cấp thâm niên nhà giáo.
– Xét nâng lương đợt 2 năm……
– Không có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm nhà giáo và lao động.
– Công đoàn cơ sở đã phối hợp chặt chẽ với Chính quyền tổ chức Hội nghị Cán bộ công chức, viên chức tại các đơn vị cơ sở, đây chính là giải pháp hiệu quả nhất trong việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt động của cơ quan trường học
1.3. Công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động trong các đơn vị
Công đoàn phối hợp với chính quyền đồng cấp chú trọng xây dựng môi trường sư phạm: “Xanh – Sạch – Đẹp – Thân thiện – An toàn”; do đó, bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động được CĐCS trường quan tâm thường xuyên.
1.4. Hoạt động xã hội
– Tổ chức Công đoàn phối hợp với chính quyền đồng cấp quan tâm đến hoạt động xã hội từ thiện, triển khai quyên góp đầy đủ, kịp thời các khoản quỹ do các cấp, các ngành phát động.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đội ngũ cán bộ, nhà giáo về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
2.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và triển khai nhiệm vụ năm học
– Trong học kỳ, Công đoàn cơ sở đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền đồng cấp tổ chức cho nhà giáo và lao động học tập, nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, quán triệt, triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chỉ thị nhiệm vụ năm học của ngành, tiếp tục quán triệt và thực hiện Bộ Luật Lao động năm 2012, Luật Công đoàn sửa đổi năm 2012, Luật Viên chức năm 2010, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2015.
– Tổ chức học tập, thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nghị quyết số 20-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
– Công đoàn cơ sở triển khai đến các đoàn viên Nghị quyết, chủ trương, chương trình, kế hoạch công tác công đoàn của Công đoàn Giáo dục và LĐLĐ huyện, công đoàn cơ sở đã tổ chức các hoạt động thi đua chào mừng Kỷ niệm Phụ nữ Việt Nam 20-10, ngày Nhà giáo Việt Nam…
– Công đoàn Cơ sở đã phối hợp tốt với chuyên môn tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống gắn với việc thực thi pháp luật, nâng cao văn hoá nhà giáo, giữ vững kỷ cương đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, thực hiện nghiêm những quy định của ngành.
2.2. Công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
– Công đoàn Cơ sở phối hợp với chính quyền đồng cấp quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn vững, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng theo hướng chuẩn hoá; bố trí sắp xếp giáo viên, nhân viên hợp lý.
– Tiếp tục triển khai Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”; ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để CBQL, GV và NV theo học các lớp đạt chuẩn và trên chuẩn; trong học kỳ có 03 cán bộ, giáo viên đang theo học các lớp cao đẳng, đại học và 01 nhân viên học trung cấp. Có 02 cán bộ, giáo viên học lớp trung cấp chính trị.
– Tích cực phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức nhiều loại hình bồi dưỡng năng lực chuyên môn như: Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, phong trào viết và áp dụng sáng kiến, phong trào nhà giáo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đổi mới phương pháp soạn giảng, tự làm đồ dùng dạy học…
3. Vận động, tổ chức nhà giáo và lao động trong ngành tích cực thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành
3.1. Phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua
a) Phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Công đoàn cơ sở phối hợp với nhà trường tiếp tục chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; trường đã tích cực huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, phối hợp với các ban ngành đoàn thể của địa phương làm bê tông sân trường, xây dựng bồn hoa cây cảnh, cải tạo cảnh quan, xây dựng trường lớp, xanh, sạch, đẹp, an toàn, đặc biệt chú trọng tổ chức hội thi “Trang trí trường – lớp học để nâng cao chất lượng giáo dục”
b) Phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”
Công đoàn cơ sở phối hợp với nhà trường, đẩy mạnh và nâng cao phong trào thi đua thường xuyên của năm học. Tích cực đề ra các biện pháp để duy trì, củng cố và nâng cao thi đua chủ điểm (theo đợt) nhằm tạo ra chất lượng mũi nhọn: Học sinh giỏi và giáo viên dạy giỏi các cấp. Đây là thành tố làm nhiệm vụ nuôi dưỡng để phát triển phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”.
3.2. Các cuộc vận động
a) Cuộc vận động” “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
– Ngay từ đầu năm học, Công đoàn Cơ sở đã phối hợp với chuyên môn chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .Trên cơ sở đó mỗi cán bộ, nhà giáo và người lao động viết bản đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác gắn với công việc hàng ngày, trong quan hệ công tác và sinh hoạt của mỗi người.
– Cán bộ, công chức, viên chức trong trường đã đăng ký cam kết thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 03/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 28/01/2013 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện.
b) Cuộc vận động “Hai Không”
Toàn trường tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” tập trung vào công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động dạy và học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức chấm trả bài, thực hiện kiểm tra, thi cử nghiêm túc, cải tiến công tác đánh giá, xếp loại, tăng cường hoạt động kiểm tra nhằm củng cố, duy trì và nâng chất lượng giáo dục theo hướng thực chất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công đoàn Cơ sở chỉ đạo các Tổ Công đoàn thường xuyên đánh giá vai trò, vị trí và kết quả triển khai thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Tổ mình.
c) Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
– Tổ chức tuyên truyền nâng cao hiệu quả nội dung “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; vận động đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện tốt. Quy định về đạo đức nhà giáo, kiên quyết chấn chỉnh, giải quyết triệt để những giáo viên vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo; phổ biến, nhân rộng các tấm gương điển hình trong học tập, lao động sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
– Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”; thường xuyên vận động cán bộ công chức, viên chức tham gia học tập nâng cao trình độ chuẩn và trên chuẩn, học tập ngoại ngữ, tin học. Tích cực vận động cán bộ, công chức, viên chức ra sức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và chuyên môn nghề nghiệp qua 2 phẩm chất “Vừa hồng – Vừa chuyên”, tích cực hưởng ứng tốt phong trào nhà giáo ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp soạn – giảng; chú trọng tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sáng tạo.
d) Cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”
Công đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đầu năm học đạt hiệu quả cao; tích cực phối hợp với chính quyền đồng cấp đảm bảo hoạt động dân chủ theo tinh thần Nghị định Số: 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ; ra sức vận động cán bộ, công chức, viên chức tự phát huy tốt vai trò, vị trí, chức năng để duy trì khối đoàn kết, nhất trí nội bộ. Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên thể hiện ý thức giữ gìn trật tự, kỷ cương trong việc duy trì đoàn kết nhất trí nội bộ, ý thức chấp hành tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.
đ) Cuộc vận động “Xã hội hóa giáo dục”
Công đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền đồng cấp tham mưu với chính quyền địa phương đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa giáo dục theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhiều nguồn lực xã hội được huy động đầu tư cho giáo dục góp phần xây dựng trường học theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa; cải tạo, tu sửa một số công trình phòng học bị xuống cấp đảm bảo các điều kiện dạy và học.
e) Cuộc vận động “Xây dựng gia đình văn hóa, kế hoạch hóa gia đình, khu tập thể văn minh”
Vận động nhà giáo và lao động phấn đấu đạt danh hiệu gia đình văn hóa, xây dựng trường học đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hoá; ra sức tuyên truyền nhà giáo và lao động trong ngành chấp hành nghiêm túc Pháp lệnh về dân số. Trường không có đoàn viên và lao động vi phạm sinh con thứ ba.
g) Cuộc vận động “ Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, học yếu”
– Công đoàn cơ sở đã phối hợp nhà trường tiếp tục phát động trong toàn trường thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, học yếu”.
– Chủ tịch CĐCS đã phối hợp cùng Hiệu trưởng nhà trường triển khai tốt cuộc vận động “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một học sinh có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, học yếu” được tiếp tục học tập.
4. Đổi mới tổ chức, tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh
4.1. Đảm bảo nền nếp sinh hoạt, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, kiểm tra Công đoàn cơ sở
– Ban chấp hành Công đoàn Cơ sở đổi mới phương pháp hoạt động công đoàn, xây dựng nội dung hoạt động công đoàn phù hợp với nhiệm vụ chính trị đơn vị.
– Công đoàn cơ sở phát huy hiệu quả vai trò, vị trí, chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ công đoàn.
4.2. Công tác xây dựng CĐCS vững mạnh
Trong quá trình chỉ đạo phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn. Công đoàn Cơ sở tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xây dựng CĐCS vững mạnh:
– Công đoàn cơ sở đã thực hiện tốt Quy chế hoạt động của BCH, UBKT, Ban nữ công, Quy chế phối hợp với chuyên môn đồng cấp, tổ chức tổng kết đánh giá, chấm điểm, xếp loại CĐCS, Ban Nữ công, UBKT, Ban thanh tra nhân dân nghiêm túc, đúng quy định.
– Tăng cường công tác kiểm tra, thông qua kiểm tra phát huy tốt các mặt tích cực kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục tồn tại đúng lúc đã tạo ra chất lượng hoạt động công đoàn đồng bộ; từ đó, đáp ứng tốt mục tiêu xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
– Công đoàn Cơ sở làm tốt chức năng đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, trong phạm vi chức năng của mình, kiểm tra, giám sát hoạt động cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của Pháp luật.
– Công đoàn cơ sở chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân trường học thực hiện tốt chức năng giám sát, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại cơ sở.
– Trong học kỳ Công đoàn Cơ sở không tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo nào của đoàn viên
5. Công tác nữ công và phong trào thi đua “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà”
– Ban nữ công với 28 cán bộ giáo viên, đoàn viên thanh niên tham gia sinh hoạt, số nữ Đảng viên trong toàn trường có ……người, chiếm…..% so với tổng số nữ.
– Công đoàn Cơ sở xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên đề về công tác nữ vào ngày 20/10 gắn kết với phong trào thi đua “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” đã tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh để nữ cán bộ, công chức, viên chức giao lưu học tập kinh nghiệm liên quan đến chức năng của nữ như: Nghệ thuật nữ công gia chánh; kinh nghiệm ứng xử trong gia đình, họ tộc, nuôi con theo phương pháp khoa học, kinh nghiệm làm kinh tế phụ hợp pháp, chính đáng; đây là những yếu tố tác động sâu sắc đến tiêu chí “Đảm việc nhà”. Do đó, phong trào thi đua “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” được duy trì và nâng cao. Tổ chức hội thi nấu ăn kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10.
6. Công tác kiểm tra
– Uỷ ban kiểm tra Công đoàn Cơ sở chỉ đạo hoạt động của UBKT công đoàn cơ sở thực hiện đúng Điều lệ Công đoàn quy định.
– UBKT Công đoàn Cơ sở, UBKT CĐCS đã xây dựng Quy chế hoạt động của cấp mình.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
– Trong học kỳ 1 năm học ……………….., triển khai chương trình công tác của LĐLĐ huyện Tây Hòa và CĐGD Tây Hòa, Công đoàn Cơ sở đã triển khai thực hiện và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra. Chất lượng hoạt động của Công đoàn cơ sở từng bước đổi mới, chủ động phối hợp, tổ chức hiệu quả các hoạt động phù hợp với đặc điểm của đơn vị; phong trào công nhân viên chức – lao động và hoạt động công đoàn đáp ứng niềm tin của Công đoàn cấp trên. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Đội ngũ nhà giáo và lao động phấn khởi, tin tưởng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, CĐCS thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong chương trình công tác năm học, phối hợp tìm nhiều giải pháp chăm lo cho nhà giáo và lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định.
– Động viên đội ngũ khắc phục khó khăn, yên tâm công tác, giữ vững đạo đức nhà giáo, tích cực tự học và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt hiệu quả.
– Phong trào “Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo” được đẩy mạnh, phong trào nhà giáo ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý đạt được những kết quả nổi bật, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của huyện.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
a) Tồn tại, hạn chế
– Một số hoạt động phong trào đạt kết quả chưa cao, còn bị động trong việc tự tổ chức phong trào.
– Ban chấp hành chưa thật sự năng động trong tổ chức phong trào. Những khó khăn, bất cập chưa được giải quyết.
b) Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế
– Nhiều cán bộ công đoàn chưa thực sự đổi mới tư duy, cập nhật thông tin, cùng với sự đổi mới của nhà trường, đơn vị và đổi mới của ngành trong thời kỳ hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo.
– Điều kiện về vật chất và thời gian cho hoạt động công đoàn còn khó khăn, phụ thuộc vào chương trình kế hoạch và nguồn hỗ trợ của chuyên môn và chính quyền đồng cấp. Đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở kiêm nhiệm nhiều việc, thường thay đổi, chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ công đoàn còn thấp.
3. Bài học kinh nghiệm
– Một là tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng; chủ động phối hợp với chuyên môn đồng cấp; xây dựng qui chế phối hợp với chính quyền đồng cấp đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo và tổ chức hoạt động công đoàn.
– Hai là tự đổi mới nội dung, đa dạng về hình thức, đề ra các phương pháp hoạt động công đoàn phù hợp với các bậc học, cấp học nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động đồng bộ làm nhân tố để tổ chức Công đoàn Cơ sở tự phát huy tốt vai trò, vị trí, chức năng đáp ứng tốt chất lượng giáo dục toàn diện của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện.
– Ba là biết khai thác nội lực (Công đoàn cơ sở) với ngoại lực (chính quyền đồng cấp) để phát huy tốt tính tự chủ; năng lực lao động sáng tạo về nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn và nhân rộng các điển hình tiên tiến kịp thời là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng phong trào công nhân viên chức- lao động và hoạt động công đoàn của Công đoàn Cơ sở.
– Bốn là vừa củng cố, vừa kiện toàn thành quả đã đạt được, khai thác các mặt tích cực kịp thời; đề ra biện pháp khắc phục khó khăn, tồn tại hợp lý nhằm tạo ra các nguồn lực mới để phục vụ có hiệu quả quá trình xây dựng tổ chức Công đoàn Cơ sở vững mạnh.
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG HỌC KỲ II NĂM HỌC ………….
Trên cơ sở quán triệt phương hướng nhiệm vụ công tác năm học của Công đoàn Giáo dục huyện, của Liên đoàn Lao động huyện và của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Công đoàn Cơ sở tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động thực hiện tốt Nghị quyết, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp với chính quyền đồng cấp tổ chức học tập để tiếp tục quán triệt triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, các văn bản hướng dẫn Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn 2012, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI); Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày……………….. của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học ……………….., nhiệm vụ năm học ……………….. của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Hòa.
2. Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình toàn khóa thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI và Nghị quyết đại hội công đoàn các cấp; Tích cực đề ra các giải pháp để triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ ………………..của Công đoàn Cơ sở, thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành; tăng cường phối hợp giữa công đoàn với chuyên môn trong việc quản lý giáo dục, từng bước khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong trường; đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động mà trọng tâm là phong trào thi đua “Hai tốt”, đưa nội dung các phong trào trở thành nhiệm vụ thường xuyên của mỗi công đoàn cơ sở.
3. Tiếp tục phối hợp chỉ đạo thường xuyên, hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Đảng và của ngành như: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” qua hướng dẫn học tập chuyên đề năm ……………….. “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”, kết hợp với thực hiện các hoạt động thường xuyên như: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương -Trách nhiệm”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình văn hóa – Kế hoạch hóa gia đình – Khu tập thể văn minh” với các phong trào thi đua: Thi đua “Dạy tốt – Học tốt”, thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và thi đua “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và người lao động.
4. Phối hợp với chuyên môn đồng cấp thực hiện tốt các chế độ, chính sách có liên quan đến cán bộ, nhà giáo, người lao động và cán bộ công đoàn; quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với cán bộ, nhà giáo và người lao động bằng các hình thức phù hợp, thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên ốm đau, bệnh hiểm nghèo, tai nạn rủi ro, đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nghỉ chế độ. Tích cực thực hiện tốt các cuộc vận động ủng hộ quyên góp của Ngành để tự chăm lo và chăm lo tốt hơn cho đời sống nhà giáo và người lao động. Thực hiện tốt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Luật lao động ở các cơ sở giáo dục. Tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
5. Đẩy mạnh công tác nữ công và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ, trọng tâm là phong trào thi đua “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ; phối hợp Ban VSTBPN của trường tiếp tục triển khai kế hoạch bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ.
6. Công đoàn cơ sở tăng cường phối hợp với chính quyền đồng cấp những hoạt động liên quan trực tiếp đến nhà giáo và lao động như đánh giá, xếp loại giáo viên, cán bộ quản lý theo các chuẩn quy định; đề tài nghiên cứu khoa học; quy hoạch, bổ nhiệm, sắp xếp đội ngũ, khen thưởng, kỷ luật,…
7. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động công đoàn hướng về cơ sở; tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng tập huấn cán bộ công đoàn cơ sở đẩy mạnh phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở, tăng cường các mối quan hệ phối hợp trong chỉ đạo hoạt động công đoàn.
8. Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành Điều lệ công đoàn; kiểm tra việc triển khai, thực hiện quy chế phối hợp giữa công đoàn và chính quyền chuyên môn đồng cấp, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế quản lý sử dụng tài chính, tài sản; kiểm tra việc triển khai các chương trình hoạt động của Công đoàn Cơ sở.
9. Thực hiện tốt công tác thu – chi và quản lý ngân sách công đoàn, công khai, minh mạch, thực hành tiết kiệm, đảm bảo kinh phí cho hoạt động công đoàn.
Với niềm tin và quyết tâm mới trong việc tạo sự đồng thuận cao với chính quyền đồng cấp để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ công đoàn; thông qua đó, phát huy tốt tính tự chủ, năng động và sáng tạo của cán bộ, đoàn viên nhằm góp phần nâng cao phong trào công nhân viên chức – lao động và hoạt động công đoàn. Ban Chấp hành Công đoàn Cơ sở Trường ……………….. tin tưởng chất lượng hoạt động công đoàn năm học ……………….. sẽ đáp ứng tốt niềm tin yêu của các cấp./.
Nơi nhận:
– CĐGD huyện;
– Cấp ủy chi bộ;
– Website trường;
– Lưu CĐCS.
TM. BAN CHẤP HÀNH
CHỦ TỊCH
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Biểu mẫu giáo dục