Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, hạnh kiểm được hiểu là phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong cách đối xử với mọi người.
Xếp loại hạnh kiểm ở học sinh được hiểu là việc giáo viên xem xét quá trình học tập, lao động của học sinh, từ đó, đánh giá học sinh đó. Đánh giá hạnh kiểm khác với đánh giá học lực của học sinh.
Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh là một bản kiểm điểm lại tình hình cá nhân của học sinh trong một kỳ học, một năm học để tự xếp loại hạnh kiểm của mình.
Trong bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm này, học sinh nêu rõ ưu khuyết điểm của mình, số lần vi phạm trong một năm, đồng thời hứa sẽ cố gắng và trong kì học tới.
Cách viết bản tự xếp loại hạnh kiểm
– Bố cục bản tự kiểm cá nhân của học sinh vào cuối học kỳ, năm học:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên văn bản (Bản tự kiểm điểm học kỳ…, năm học…/ Năm học….
+ Kính gửi: giáo viên chủ nhiệm
+ Trong học kỳ…. năm học………… hoặc trong năm học………… em có những ưu điểm, khuyết điểm như sau:
Ưu điểm: Trong học tập, trong các hoạt động phong trào và các hoạt động khác.
Khuyết điểm (các vi phạm, điểm yếu của bản thân)
+ Tự xếp loại hạnh kiểm
+ Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm
– Cuối cùng, ghi rõ ngày/tháng/năm viết bản kiểm điểm và chữ ký của người viết đơn, chữ ký của phụ huynh (nếu có).
Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh thế nào?
Theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, việc xếp loại hạnh kiểm của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông được xác định như sau:
– Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;
– Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
Cụ thể, giáo viên sẽ căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông để đánh giá kết quả rèn luyện dựa vào: