Bản đồ Vĩnh Long hay bản đồ hành chính các huyện, xã, Thành phố tại tỉnh Vĩnh Long, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình của tỉnh Vĩnh Long.
Chúng tôi THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp thông tin Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Long từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2022.
Vị trí địa lý và đơn vị hành chính tỉnh Vĩnh Long
+ Vị trí: Nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu, có toạ độ địa lý từ 9052’45’’ đến 10019’50’’ vĩ độ Bắc và từ 104041’25’’ đến 106017’03’’ kinh độ Đông, cách TPHCM 100 km về phía Nam theo Quốc lộ 1, cách Thành phố Cần Thơ 33 km về phía Bắc theo Quốc lộ 1.
Bạn đang xem: Bản đồ Hành chính tỉnh Vĩnh Long mới nhất
Tiếp giáp địa lý: Phía đông của tỉnh Vĩnh Long giáp Bến Tre; Phía đông nam giáp Trà Vinh; Phía Tây giáp Cần Thơ; Phía tây bắc giáp Đồng Tháp; Phía đông bắc giáp Tiền Giang; Phía tây nam giáp Hậu Giang và Sóc Trăng.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất là 1.525,6 km² vị trí đứng thứ 12/13 các tỉnh miền Tây, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (lớn hơn thành phố Cần Thơ), dân số khoảng 1.022.791 người (Năm 2019). Trong đó, ở Thành thị có 304.483 người (30%); ở Nông thôn có 718.308 người (70%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 688 người/km².
+ Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2022, Vĩnh Long là tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp gồm 1 thành phố Vĩnh Long, 1 thị xã Bình Minh và 6 huyện Bình Tân, Huyện Long Hồ, Huyện Mang Thít, Huyện Tam Bình, Huyện Trà Ôn, Huyện Vũng Liêm.
+ Ý nghĩa tên gọi: Vĩnh Long viết theo chữ Hán là 永隆 (Vĩnh trong vĩnh viễn, vĩnh hằng, nghĩa là “mãi mãi”; Long trong long trọng, nghĩa là “thịnh vượng, giàu có”). Tên Vĩnh Long thể hiện mong muốn nơi đây luôn được thịnh vượng. Tuy nhiên do không hiểu nghĩa, Vĩnh Long bị một bộ phận giới trẻ gọi là “Vĩnh Dragon” (không biết nghĩa của chữ Vĩnh và nhầm với chữ Long 龍 mang nghĩa là “rồng”)
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long khổ lớn
PHÓNG TO 1 PHÓNG TO 2 PHÓNG TO 3
PHÓNG TO 1 PHÓNG TO 2
Bản đồ Thành phố Vĩnh Long
Thành phố Vĩnh Long có 11 đơn vị hành chính, gồm 11 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, Tân Hòa, Tân Hội, Tân Ngãi, Trường An.
Hiện nay, Vĩnh Long là 1 trong 6 thành phố trực thuộc tỉnh không có xã trực thuộc (cùng với Bắc Ninh, Dĩ An, Đông Hà, Sóc Trăng và Thủ Dầu Một).
Bản đồ Thị xã Bình Minh
Thị xã Bình Minh có 8 đơn vị hành chính, gồm 3 phường: Cái Vồn, Đông Thuận, Thành Phước và 5 xã: Đông Bình, Đông Thành, Đông Thạnh, Mỹ Hòa, Thuận An.
Bản đồ Huyện Bình Tân
Huyện Bình Tân có 10 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Tân Quới và 9 xã: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Tân An Thạnh, Tân Bình, Tân Hưng, Tân Lược, Tân Thành, Thành Lợi, Thành Trung với 69 ấp và 12 tổ dân phố.
Bản đồ Huyện Long Hồ
Huyện Long Hồ có 15 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Long Hồ và 14 xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Đồng Phú, Hoà Ninh, Hoà Phú, Lộc Hoà, Long An, Long Phước, Phú Đức, Phước Hậu, Tân Hạnh, Thanh Đức, Thạnh Quới, Phú Quới với 6 khóm, 111 ấp.
Bản đồ Huyện Mang Thít
Huyện Mang Thít có 12 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Cái Nhum và 11 xã: An Phước, Bình Phước, Chánh An, Hòa Tịnh, Long Mỹ, Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú, Tân An Hội, Tân Long, Tân Long Hội.
Bản đồ Huyện Tam Bình
Huyện Tam Bình có 17 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Tam Bình và 16 xã: Bình Ninh, Hậu Lộc, Hòa Hiệp, Hòa Lộc, Hòa Thạnh, Loan Mỹ, Long Phú, Mỹ Lộc, Mỹ Thạnh Trung, Ngãi Tứ, Phú Lộc, Phú Thịnh, Song Phú, Tân Lộc, Tân Phú, Tường Lộc với 132 ấp, khóm.
Bản đồ huyện Trà Ôn
Huyện Trà Ôn có 14 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Trà Ôn và 13 xã: Hoà Bình, Hựu Thành, Lục Sĩ Thành, Nhơn Bình, Phú Thành, Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Thới Hoà, Thuận Thới, Tích Thiện, Trà Côn, Vĩnh Xuân, Xuân Hiệp.
Bản đồ huyện Vũng Liêm
Huyện Vũng Liêm có 20 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Vũng Liêm và 19 xã: Hiếu Nghĩa, Hiếu Nhơn, Hiếu Phụng, Hiếu Thành, Hiếu Thuận, Quới An, Quới Thiện, Tân An Luông, Tân Quới Trung, Thanh Bình, Trung An, Trung Chánh, Trung Hiệp, Trung Hiếu, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Trung Thành, Trung Thành Đông, Trung Thành Tây.
Tìm hiểu địa hình của tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên), toàn tỉnh chỉ có khu vực thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Nhìn chung, địa thế của tỉnh trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam, chịu ảnh hưởng của nước mặn, lũ không lớn, có thể chia ra 3 cấp như sau:
– Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn.
– Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A l chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm.
– Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp trũng, ngập sâu.
Với điều kiện địa hình nầy, trong tương lai khi BĐKH toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, BĐKH với kịch bản mực nước biển dâng 1m, qua tính toán sẽ có các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn bị ảnh hưởng do nhiễm mặn và có khoảng 606 km2 (gần 40% diện tích) đất ở khu vực trung tâm tỉnh bị ngập, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng (hệ thống đường giao thông, các công trình xây dựng, nhà cửa,..); ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân và môi trường sinh thái, ĐDSH của địa phương.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp