Bài xã luận báo tường 20/11 hay nhất mang tới 14 bài xã luận 20/11 hay, ý nghĩa. Với các chủ đề như Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Cánh buồm tri thức, Công ơn thầy cô, Tình thầy trò, Người lái đò, Tri ân người khai sáng, Bài học đầu tiên, Lòng tri ân sâu sắc…
Và ấn tượng đầu tiên khi nhìn vào tờ báo chính là bài xã luận hay, cuốn hút đầy ý nghĩa. Ngoài ra, các em có thể tham khảo những câu danh ngôn, bài thơ, truyện ngắn để giúp tờ báo tường 20/11 của lớp mình dễ dàng giật giải.
Bài xã luận báo tường 20/11: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,uống nước nhớ người đào giếng…
Bạn đang xem: Bài xã luận báo tường 20/11 hay nhất
Từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường chúng ta đã được thầy cô dạy dỗ những điều đó và những bài học đạo đức đầu tiên ấy đã giúp chúng ta nên người như hôm nay.
Là một người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống tôn sư trọng đạo mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Không thầy đố mày làm nên… Chính thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn.
Thế nhưng sau khi ra đời có mấy ai lần tìm về lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy sinh tâm huyết giúp chúng ta thành người như ngày hôm nay ? Ngày 20/11 hàng năm, ngày lễ và cũng là ngày vui của các thầy cô giáo, ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến những người cha người mẹ thứ hai đã dạy dỗ chúng ta nên người.
Đối với những học trò xa xứ như chúng ta một bó hoa dâng tặng thầy cô trong ngày này chắc có lẽ là không dễ, nhưng những món quà tinh thần bằng thơ văn hay một chút vật chất thì có thể làm được phải không nào?
Nhân ngày 20/11 Trang …(gì đó của báo tường) xin gởi đến các bạn những bài thơ văn về thầy cô giáo để chúng ta cùng chia sẻ niềm vui và bày tỏ lòng biết ơn với các thầy cô của mình trong ngày vui này, đồng thời cũng để nhắc nhở rằng: Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.
Bài xã luận báo tường 20/11: Cánh buồm tri thức
Con thuyền ra khơi khi cánh buồm căng gió, thuyền lướt sóng vượt mọi trùng khơi đưa các thủy thủ đến bến bờ mong muốn. Và trên con thuyền ấy, thầy cô chính là thuyền trưởng, chúng em chính là thủy thủ và hành trang kiến thức chính là cánh buồm. Buồm càng căng gió thì thuyền chạy càng nhanh…
Ngoài khơi xa bao la từng đợt sóngCon thuyền nhỏ vẫn hướng đích tiến lênBởi bên em có thuyền trưởng ngày đêmCùng thủy thủ vững tay chèo lái.
Trên đại dương mênh mông tri thức ấy, biết bao con tàu cùng đoàn thủy thủ đã ra khơi chinh phục những chân trời mới. Thầy cô – những người thuyền trưởng tài ba luôn sát cánh bên thủy thủ chúng em vượt qua ngàn trùng dương xa xôi, mở ra cho chúng em những ánh sáng mới.
Thầy cô ơi! Những người thiêng liêng cao quý, những người thuyền trường tận tụy ngày đêm, đưa đoàn thủy thủ cập bến an toàn, những người mở ra con đường mới cho đàn em thơ dại, công ơn của thầy cô, ôi làm sao có thể kể hết được. Dẫu sóng gió, phong ba, những cánh buồm vẫn căng gió, con thuyền vẫn lướt sóng mạnh mẽ vượt mọi trùng khơi. Với chúng em, những người thủy thủ, tình cảm của thầy cô như ngọn hải đăng soi sáng cho những con tàu trên biển cả mênh mông bị lạc trên đường về. Những luồng sóng phát lên ánh sáng đem đến những niềm tràn dâng cho biết bao người đi biển khi đói mặt với những cơn giông bão dữ dội.
Hôm nay đây chúng em đang từng bước trưởng thành dưới mái trường…. được thầy cô truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu để chúng em có thể trở thành những thuyền trưởng tương lai, tiếp nối con đường thiêng liêng cao cả là tiếp tục dẫn dắt những mầm non tương lai chinh phuc hải trình tri thức.
Nhân ngày lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng em xin được gửi tặng đến thầy cô ngàn lời yêu thương, ngàn trái tim kính phục. Bằng tấm lòng thành kính, xin dành tặng đến người thuyền trưởng những lời tri ân sâu sắc ấy.
Bài xã luận báo tường 20/11: Công ơn thầy cô
Tiết trời trở lạnh sang đông. Ngày 20/11 lại đến. Những kỷ niệm về công ơn thầy cô giáo bỗng trỗi dậy trong tiềm thức khiến mỗi chúng ta lại nao nao xúc động. Thời gian thì cứ lặng lẽ trôi, mới đó mà gần mười năm, kể từ ngày đầu tiên em cắp sách đi học.
Gần 10 năm em đến trường được thầy cô giảng dạy, 10 năm mà tình nghĩa của thầy cô ngọt ngào quyện theo mỗi bước tiến của em. Và bây giờ đây chúng em đang ở ngôi trường Bắc Ninh thân yêu, học lớp 10A1 với những thầy cô mới. Thế nhưng 2 tháng vừa qua cũng đã là quá đủ để chúng em cảm nhận được tình yêu thương mà các thầy các cô đã dành cho mình.
Điều mà em đón nhận được ở tất cả các thầy cô ấy là tình thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần em bắt gặp ở họ nét phiền muộn ưu tư khi chúng em chưa ngoan. Và cũng bao lần em nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ làm họ trẻ hẳn lại mỗi lúc chúng em cố gắng trong học tập. Cao cả thay những “kỹ sư” tâm hồn!
Thầy cô đã vì chúng em mà có quản ngại chi. Vậy mà đôi lúc chúng em nào có hiểu ra điều đó làm cho người giáo viên của mình phiền lòng.
Tại sao chúng em đã từng không chuẩn bị bài khi đến lớp rồi viện lý do này lý do kia.
Tại sao chúng em đã không hiểu rằng để giảng dạy cho dễ hiểu, thầy cô đã tốn bao công sức chuẩn bị giáo án hằng đêm.
Tại sao chúng em không biết rằng có những đêm mất điện, trong lúc chúng em ngủ say thì thầy cô còn thức bên ngọn đèn chấm bài, sửa từng câu, từng chữ.
Còn biết bao câu hỏi tại sao, chúng em thật nông nổi và đáng trách. Nhưng họ bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ bằng tình thương yêu học trò nồng thắm. Ôi thầy cô của chúng em!
Rồi khi em được công nhận là học sinh giỏi, cha mẹ, bạn bè và người xung quanh đều khen ngợi. Nhưng em hiểu rằng, đằng sau thành tích đó là những giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của cô thầy. Em như một bông hoa, còn cô là lòng đất. Hoa phải nhờ đất nuôi sống, lớn lên và xinh đẹp tô điểm cho đời. Thế nhưng người ta chỉ khen hoa đẹp, mấy ai nhớ đến nguồn gốc đã nuôi sống bông hoa.
Song, đất không bao giờ phiền lòng về điều đó, vẫn tháng tháng ngày ngày nuôi sống vẻ đẹp cho đời. Thầy cô cũng vậy, như dòng nước chảy xuôi, dạy dỗ chúng em mà không hề toan tính. Cho nên chúng em – những bông hoa phải biết cội nguồn cho mình sức sống, mà tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô. Dù biết là đền đáp công ơn thế nào cho đủ, nhưng cũng phải tỏ chút gì để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Lòng biết ơn đôi khi chỉ là việc đến đi thăm thầy cô mỗi dịp Tết nhưng nó sẽ động viên thầy cô rất nhiều trong việc giảng dạy.
Một mùa Xuân mới lại sắp về. Chúng em thêm một tuổi và tóc thầy cô cũng thêm nhiều sợi bạc, cho mùa xuân quê hương mãi mãi tươi xanh. Thầy cô, đó là tấm gương sáng tuyệt vời, là ngọn đuốc thiêng liêng soi đường cho chúng em bước tới. Rồi mai kia khi chúng em đã rời xa quê hương. Em đã vào đại học, tiếp tục con đường học vấn của mình.
Bước đường tương lai rộng mở trước mắt em. Con đường ấy chính thầy cô là người khai mở. Vì thế, cho dù đã trưởng thành đến mấy, dù giữ vị trí nào trong xã hội, thì những hình bóng kính yêu của thầy cô mãi mãi ở bên em như nhắc nhở, động viên em trong suốt cuộc đời.
Hôm nay đây, với sự họp mặt đầy đủ của các thành viên trong lớp 10A1, chúng em xin được kính tặng cô những bông hoa tươi thắm nhất, không chỉ là tấm lòng, đó còn như một lời hứa chân thực nhất chúng em muốn nói với cô: Chúng em sẽ cố gắng chăm ngoan hơn để không phụ lòng thầy cô đã mong mỏi.
“Ngoài mẹ cha, thầy cô là tất cả,Đã cho em đôi cánh bước vào đời.Trong thâm tâm em mãi luôn thầm nhủ:Nhớ công ơn thầy cô đến trọn đời!”
Bài xã luận báo tường 20/11: Tình thầy trò
Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn. Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai.
Thầy cô – hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị.
Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa.
Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quý đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn.
Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức. Thầy cô luôn dõi theo chúng ta.
Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.
Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha người mẹ. Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.
Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.
Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng, tất cả, tất cả, từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng, vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ.
Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20/11.
Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em, để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô. Xin hãy tin vào chúng em!
Bài xã luận báo tường 20/11: Người lái đò
Bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quãng đời đi học?
Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.
“Muốn sang thì bắt cầu kiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bục giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mất tinh túy và thơm ngọt nhất.
Từ khi còn là những cô cậu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chữ đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:
“Bên trang vở chúng emMiệt mài ghi chăm chúBao khó nhọc dưới đèn”
Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được.
Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh.
Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.
Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung. Thầy cô hun đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh.
Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị.
Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vậy!
Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học sinh. Thầy sẵn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trên bước đường đời có đứa theo đuổi sự nghiệp công danh, cũng có đứa rẽ sang hướng khác vì kế mưu sinh, có ai biết rằng thầy vẫn luôn dõi mắt theo ta! Thầy hạnh phúc khi thấy ta vinh hiển và quặn lòng xót xa khi ta gặp trắc trở khó khăn.
Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai. Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình.
Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thức quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt.
Bài xã luận báo tường 20/11: Ngày nhà giáo Việt Nam
Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô – những người đã khai mở con đường tương lai cho lớp lớp học trò, là những người ươm mầm xanh cho đất nước Việt Nam thân yêu!
Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên từ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi con người một cách thân thương. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Quả thật vậy, nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Ngày 20/11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những trẻ thơ cắp sách đến trường, từ ba miền Tổ Quốc, từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn cũng như thành thị, đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tới các thầy cô giáo của mình. Từ khi còn là những cô cậu học trò còn bỡ ngỡ cắp sách đến trường cho đến khi trưởng thành em luôn thấy thầy cô dõi theo từng bước chân ta đi. Thầy cô – những người cha, người mẹ thứ hai ở trường đã uốn nắn cho em từng nét chữ, từng trang văn, từng dòng thơ bay bổng khiến ta sống lạc quan, thêm yêu đời hơn. Thầy cô chắp cánh tri thức để em tiến bước tương lai, làm giàu cho Tổ Quốc. Thầy cô không những tận tình giúp ta mở cánh cửa của kho tàng tri thức nhân loại mà còn dạy em cách làm người. Những người cha người mẹ thứ hai ở trường đó đã phải hi sinh rất nhiều cho chúng em. Hi sinh bao giấc ngủ và sức khỏe của mình để soạn bài thật chu đáo trước khi lên lớp cho chúng em có bài học hay, lí thú và bổ ích. Thầy cô đã bao đêm thức trắng để chấm bài cho tụi học trò nhỏ của mình, để rồi sáng mai lên lớp học trò nào cũng có bài kiểm tra với những dòng chữ đỏ, những lời phê đầy tâm huyết của thầy cô.Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, thân thương, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những kiến thức bổ ích, những điều lý thú của cuộc sống, thầy cô dạy cho ta về đạo lý làm người, về tình yêu thương, lòng bao dung. Thầy cô húng đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh. Điều mà em cũng như tất cả các thành viên trong tập thể lớp đón nhận được ở tất cả các thầy cô giáo trong mái trường này đó là tình yêu thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần chúng em chưa ngoan, còn vô lễ, không chăm chỉ học tập mà khiến thầy cô phải buồn phiền, suy tư.
Và cũng bao lần chúng em chăm chỉ, đem tặng cô những bông hoa điểm tốt làm ánh lên trên gương mặt thầy cô những nụ cười rạng rỡ. Em hiểu rằng phía sau thành công trên bước đường đời chúng em luôn có dấu chân, sự giúp đỡ, dạy bảo ân cần của thầy cô. Rồi mai sau khi chúng em đã rời xa mái trường, rời xa quê hương. Chúng em bước tiếp trên con đường sự nghiệp của mình. Nhưng em hiểu rằng mình có được ngày hôm nay là nhờ công ơn thầy cô, nhờ bao giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của thầy cô đã giúp em thành người có ích. Vì thế, cho dù mai sau có trưởng thành, có thành công trong cuộc sống thì chúng em cũng sẽ mãi không bao giờ quên công ơn thầy cô, hình bóng thân thương của thầy cô đã gắn bó với em bao năm tháng học trò. Thời gian vẫn cứ thế lặng lẽ trôi, thầy cô cứ âm thầm như những người lái đò, chở hết lớp lớp các thế hệ học trò đến bờ bến tương lai. Thử hỏi mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật tuy đau lòng nhưng những người lái đò vẫn kiên trì tiếp tục công việc âm thầm mà vĩ đại cao cả ấy. Để rồi mai đây những thế hệ học trò đó sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đem lại vinh quang cho Việt Nam. Khi thành công trong sự nghiệp rồi những thế hệ học trò như những đàn chim tung cánh sẽ bay về tổ bay về nơi đã vun đắp nó thành người. Những lời dạy bảo ân cần của thầy cô sẽ mãi là hành trang theo em suốt cuộc đời, khi thuận lợi cũng như khó khăn, khi thành công hay thất bại, nó sẽ mãi mãi là điểm tựa để chúng em cố gắng vượt qua những thăng trầm của cuộc sống.
Em xin thay mặt cho các thành viên trong lớp nói riêng và tất cả những người học sinh nói chung gửi đến những người nhà giáo ngàn lời tri ân sâu sắc:
“Thầy ơi! Khi lớp học trò ra đi, còn thầy lạiCon đò năm xưa vẫn lặng lẽ qua sôngVà thầy – người lái đò cần mẫnCho các thế hệ học trò cập bến tương laiCỗ xe thời gian hãy dừng trôiCho em giây phút ngoảnh lạiHai tiếng chào thầy: “Thầy ơi”
Bài xã luận báo tường 20/11: Tri ân người khai sáng
Thời gian thấm thoắt trôi, một mùa 20/11 nữa đang về. Mỗi ngày đến lớp, nhìn mái trường thân yêu, chúng em thấy lòng mình xốn xang lạ. Vậy là chúng em đã sắp trải qua XX mùa 20/11, XX mùa mưa nắng, XX mùa buồn vui. Còn với thầy cô là cả đời đưa đò thầm lặng. Công ơn thầy cô đối với học trò chúng em thật lớn lao! Thầy cô đã dạy chúng em biết khóc, biết cười trước những cảnh đời, biết đứng lên khi té ngã, biết nhặt lấy cây gai trên đường để bảo vệ bàn chân những người đi sau. Thầy cô đã dạy chúng em biết thế nào là hy sinh, thế nào là cuộc sống, biết yêu gia đình và yêu quê hương. Thầy cô đã dạy chúng em biết quý thời gian, trọng chữ tín, biết giữ lòng mình trong sạch để ngẩng cao đầu với bạn bè.
Cuộc đời thầy cô đã đưa biết bao thế hệ học trò qua dòng sông tri thức, Dòng sông vẫn cứ êm trôi, tóc thầy cô đã bạc đi nhưng vẫn luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ. Biết bao nhiêu thế hệ học trò đã sang sông? Bao nhiêu khát vọng đã vào bờ? Bao nhiêu ước mơ thành sự thực? Có mấy ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại?
Có đôi lúc chúng em chưa ngoan, còn ham chơi, nghịch ngợm làm thầy cô buồn phiền, nhìn những giọt mồ hôi trên trán thầy cô, nghe những lời dạy bảo dịu dàng của thầy cô, chúng em đã hiểu.
Chúng em biết niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất của thầy cô là nhìn thấy chúng em ngoan, học tập tốt, nhìn thấy chúng em nên người, thấy chúng em – thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai luôn thành công và góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Nhân dịp ngày 20/11, ngày Nhà giáo Việt nam, xin dành riêng nơi đây để chúng em – những học sinh của lớp – gửi tới thầy cô lời biết ơn trân trọng nhất. Xin chúc cho thầy cô luôn mạnh khỏe, dìu dắt chúng em trên đường đến tương lai.
Bài xã luận báo tường 20/11: Bài học đầu tiên
Người Thầy vẫn lặng lẽ ươm mầm cho cuộc sống, để rồi khi cây non xanh lá thì người ươm đã già. Mái tóc pha sương còn vương màu bụi phấn, nhịp thời gian hằn trên manh áo đã sờn vai.
Trong cuộc sống bộn bề hôm nay, tất cả như bị cuốn tít vào dòng chảy của thời gian, và những lần về thăm cô cứ ít dần, ít dần. Cô đã quên đi hạnh phúc của bản thân, hi sinh cả đời cho những mầm non thơ dạy. Và giờ đây khi tuổi đã xế chiều, cô vẫn khát khao được cống hiến, được hòa mình vào cuộc sống của trẻ thơ. Bởi lẽ cô yêu lắm những ánh mắt ngây thơ, cô hạnh phúc khi nhìn thấy nụ cười em nhỏ. Cô dành dụm đồng lương hưu ít ỏi mua một gánh hàng để bán quà sáng cho các em.
Lặng đứng nhìn cô xoa đầu lũ trẻ, ánh mắt hiền và nụ cười móm mém trên môi, lòng tôi xốn xang vô hạn. Cô ơi! Con đã về, đứa học trò nhỏ luôn được cô ân cần khuyên dạy đã về đây.
Trong phút giây bùi ngùi cả tôi và cô đều khóc, cô ôm lấy tôi không nói nên lời, mái tóc xanh hòa vào màu tóc trắng, và cảm giác ấm áp của ngày nào ùa về như mới hôm qua. Cô kể cho tôi nghe thật nhiều, cuộc đời giáo viên đầy niềm vui và cũng lắm nỗi buồn.
Và tôi cảm nhận một điều, trái tim cô vẫn tràn đầy nhiệt huyết, chính bầu nhiệt huyết ấy đã nuôi lớn tâm hồn và thắp sáng ước mơ tôi. Ngày hôm ấy trôi qua nhanh quá, tôi ra về, cô dõi mắt nhìn theo, ánh mắt trìu mến thân thương nhưng làm lòng tôi khắc khoải. Thương cô nhiều nhưng biết phải làm sao?
Thầy cô là vậy đó! Có những lớp học trò lớn lên mà chưa từng trở lại thăm cô, nhưng ở nơi đây cô vẫn mong chờ. Đời giáo viên duy nhất một niềm vui nhưng mãi đến lúc xa rồi con mới hiểu, những khó khăn, nghiêm khắc ngày nào, giờ đây đã trở thành bài học quí đời thường là hành trang cho con vững bước vào cuộc sống.
Cầu chúc cho cô thật nhiều sức khỏe, để con được hạnh phúc trong vòng tay ấm áp của cô. Thầy tôi tóc đã điểm sương
Nói sao cho hết tình thương của thầyTuổi thơ muôn vạn tháng ngàyLắng trong kí ức dáng thầy năm xưaMồ hôi đổ giữa ban trưaVì đàn em nhỏ, nắng mưa không rờiBao năm bao tuổi thầy ơiVắt từng nhịp sống cho đời nở hoa
Bài xã luận báo tường 20/11: Lời thầy dạy thuở đấy
Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.
Gửi những người chèo đò mải miết giữa sông xưa. Gửi thầy con, người mải miết chèo lái những dòng đời xuôi ngược.
Con còn nhớ rõ hình bóng thầy trên bục giảng. Mái tóc pha hơi sương, chiếc cặp sách cũ, nụ cười hằn những vết chân chim đượm màu thời gian đã theo chúng con đi hết những năm tháng cuối của thuở học trò có lớn mà không có khôn.
Bụi phấn rơi rơi theo từng dòng thầy viết, rơi vào cả tâm hồn non nớt chúng con những bài học về cuộc đời.
Thuở ấy, chúng con nào biết làm người phải có lấy một ước mơ, dù giản dị, nhỏ nhoi hay cao sang to lớn. Chiếc bảng đen, từng trang giấy trắng, những lời giảng dạy của Thầy chính là đoạn đường dài dẫn chúng con với những ước mơ đầu tiên ấy!
Thuở ấy, chúng con nào biết cuộc đời chỉ có những bà tiên và ông bụt, rằng Lý Thông, mụ dì ghẻ, hay quỷ dữ chỉ có trong truyện mà thôi. Cuộc đời này vẫn luôn là bài một bài toán khó, mà đi hết cả quãng đường dài chúng ta mới nhận ra chẳng có lời giải nào tốt hơn ngoài hai từ “trải nghiệm”.
Thầy dạy rằng bước vào đời chúng con cần có một đôi mắt sáng và một trái tim biết yêu thương, để đối tốt với những người ngay và tránh xa những toan tính, bon chen của những kẻ độc ác.
Thuở ấy, chúng con nào biết “tha thứ” là một động từ đẹp nhất chỉ sau “yêu”. Thầy dạy chúng con đừng quay lưng với những người đã nhận lỗi, đừng mang ngõ cụt đến cho những người đã biết mình sai, đừng nhẫn tâm với những người đã biết quay lại. Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.
Thuở ấy, chúng con nào biết cậu bạn kia lấm lem bùn đất chỉ vì giúp ba cày thêm ruộng lúa, đâu biết cô bạn thỉnh thoảng ngủ gật trong lớp kia tối qua thức khuya trông em cho mẹ ốm, đâu biết cậu bạn bên cạnh mình có người thân bệnh nặng nên bỏ học thường xuyên.
Chúng con vẫn chỉ là những đứa trẻ ngây thơ nhìn cuộc đời bằng một ánh nhìn như vốn dĩ, mà vô tình lãng quên đi đằng sau nó có thể là cả một câu chuyện dài.
Thầy dạy chúng con hãy biết để ý và chăm sóc đến những người xung quanh, hãy biết trân trọng những điều tưởng như rất bình thường nhưng vô cùng quý giá. Bởi có một ngày, yêu thương cũng có thể là quá muộn. khi mà hợt hời và vô tâm đã bỏ xa khoảng cách giữa những con người.
Thuở ấy, chúng con nào biết cuộc đời luôn là những vòng quanh. Những khúc gập, những quanh co, những thác ghềnh luôn là một phần không thể thiếu. Đừng mơ tưởng về cuộc đời là một đường thẳng. Nếu cuộc đời con không có những khúc ngoặt, hiển nhiên nó đã vô nghĩa đi rất nhiều rồi.
Thầy còn dạy chúng con phải biết ngẩng đầu trước thất bại, đừng dừng lại khi phía trước còn nhiều lắm những chông gai. Quá nửa cuộc đời con đã sống như lời thầy dạy, con lớn thêm một chút rồi, thầy ơi.
Dẫu đông dài, hạ trắng, nắng gắt hay mưa giông.Những người chèo đò vẫn mải miết qua sông đưa khách.Dẫu gió lạnh, đèn khuya, lưng áo mỏngThầy tôi trăng hắt những đêm kia, vẫn mải miết chèo đời.
Nhân ngày cả nước tôn vinh nhà giáo. Con xin kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Chúng em mãi khắc ghi ơn thầy.
Bài xã luận báo tường 20/11: Lòng tri ân sâu sắc
Trong những ngày se se lạnh đầu đông, nhân dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, tâm trí của biết bao thế hệ học trò lại dâng lên cảm xúc khó tả về một miền kí ức thời áo trắng và lòng tri ân sâu sắc của mình đến các thầy cô giáo đáng kính. Thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, giúp chúng ta tiếp thu hành trang kiến thức để vững bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Sinh thời, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng khẳng định:” Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”.
Ngoài mẹ cha, thầy cô là tất cảĐã cho em đôi cánh bước vào đờiTrong lòng em mãi luôn thầm nhủ:“Nhớ ơn thầy cô đến trọn đời!”
Thầy cô còn tuyệt vời hơn thế khi không chỉ làm tròn vai của một giáo viên trên bục giảng mà còn trở thành những người thầy của chúng em trên đường đời, dạy cho chúng em cách để nâng niu một đóa hoa, trân trọng một nhành lá, yêu tiếng chim hót mỗi sớm mai và chỉ cho chúng em giá trị một lời chào, vẻ đẹp của nụ cười, sự ấm áp của đôi bàn tay…Từ đó, chúng em biết đợi mùa bằng lăng nở, để từ ban công của lớp học nhìn lên vòm cây xanh hoa tím mà nghe lòng rạo rực, để mỗi sớm mai đến lớp thấy yêu hơn nụ cười rạng rỡ của bạn bè, thầy cô.
Thầy cô đã dành một phần lớn cuộc đời mình cho quá trình trưởng thành của lớp lớp thế hệ học trò.Những canh thâu không ngủ, thức trắng đêm bên bàn giáo án, những sớm hôm miệt mài trên bục giảng để rồi mai kia chứng kiến lớp lớp học trò trưởng thành là hạnh phúc mà thầy cô mong muốn. Thầy cô đã hi sinh rất nhiều những mơ ước nhỏ nhoi của mình cho đàn con thơ dại.Tình yêu nghề, yêu trẻ thơ đã trở thành nguồn sức mạnh để thầy cô tự rèn luyện hoàn thiện bản thân và cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người. Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về đạo đức và lối sống để học trò noi theo.
Khi thất bại hay muốn bỏ cuộc, luôn có bàn tay của thầy cô nồng ấm, nâng đỡ chúng em đứng dậy, dạy cho chúng em biết cách tự chữa lành vết thương… Tất cả đã thấm sâu vào mỗi chúng em từng ngày, từng giờ để chúng em có đủ tự tin bước vào một hành trình mới. Chúng em thêm một tuổi, và tóc thầy cô cũng thêm nhiều sợi bạc. Tóc Thầy Cô đã bạc đi cho mùa xuân quê hương mãi mãi tươi xanh và cho lớp lớp trẻ thơ sớm trưởng thành. Thầy Cô- tấm gương sáng tuyệt vời, là ngọn đuốc thiêng liêng soi đường cho chúng em bước tới.
Bánh xe thời gian lặng lẽ trôi,chúng ta chẳng thể “tắt nắng”, cũng chẳng thể “buộc gió” để níu giữ thời áo trắng tinh khôi cùng thầy cô, bạn bè và biết bao kỉ niệm với trường lớp thân quen. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chúng em xin gửi tới thầy cô lòng tri ân sâu sắc nhất, kính chúc thầy cô thật nhiều sức khỏe, luôn vững niềm tin và cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.
Bài xã luận báo tường 20/11: Ơn thầy cô giáo
Tiết trời trở lạnh sang đông, ngày Nhà giáo Việt Nam sắp đến. Những kỷ niệm về công ơn Thầy Cô giáo bỗng trỗi dậy trong tiềm thức khiến mỗi chúng ta lại nao nao xúc động.
Nhanh thật! Mới đó mà gần mười năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên em cắp sách đi học. Gần mười năm em đến trường được thầy Cô giảng dạy, mười năm mà tình nghĩa của thầy Cô ngọt ngào quyện theo mỗi bước tiến của em. Và bây giờ đây chúng em đang ở ngôi trường Việt Đức thân yêu, học lớp 10 TN 1 với thầy cô mới nhưng 2 tháng qua cũng đã là quá đủ để chúng em cảm nhận được tình yêu thương mà các thầy các cô đã dành cho chúng em. Và chúng em cảm thấy chúng em đã lớp 10 rồi mà vẫn như là học sinh lớp 1, mới bẽn lẽn bước vào lớp.
Điều mà em đón nhận được ở tất cả các vị thầy cô ấy là tình thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần em bắt gặp ở thầy cô nét phiền muộn ưu tư khi chúng em chưa ngoan. Và cũng bao lần em nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ làm thầy cô trẻ hẳn lại mỗi lúc chúng em cố gắng trong học tập. Cao cả thay những kỹ sư tâm hồn!
Thầy cô đã vì chúng em mà có quản ngại chi. Vậy mà đôi lúc chúng em nào có hiểu ra điều đó làm cho thầy cô phiền lòng. Chúng em đã từng không chuẩn bị bài khi đến lớp, và viện lý là bài khó học. Nhưng tại sao chúng em không hiểu rằng để giảng dạy cho dễ hiểu, thầy cô đã tốn bao công sức chuẩn bị giáo án hằng đêm.
Tại sao chúng em không biết rằng có những đêm mất điện, trong lúc chúng em ngủ say thì thầy cô còn thức bên ngọn đèn chấm bài, sửa từng câu, từng chữ… Còn biết bao câu hỏi tại sao, chúng em thật nông nổi và đáng trách. Nhưng thầy cô bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ bằng tình thương yêu học trò nồng thắm. Ôi thầy cô của chúng em!
Rồi khi em được công nhận là học sinh giỏi, cha mẹ, bạn bè và người xung quanh đều khen ngợi. Nhưng em hiểu rằng, đằng sau thành tích đó là những giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của cô. Em như một bông hoa, còn cô là lòng đất. Hoa phải nhờ đất nuôi sống, nhờ đất lớn lên và xinh đẹp tô điểm cho đời. Thế nhưng người ta chỉ khen hoa đẹp, mấy ai nhớ đến nguồn gốc đã nuôi sống bông hoa.
Song, đất không bao giờ phiền lòng về điều đó, vẫn tháng tháng ngày ngày nuôi sống vẻ đẹp cho đời. Cô cũng vậy, như dòng nước chảy xuôi, dạy dỗ chúng em mà không hề toan tính. Cho nên chúng em – những bông hoa phải biết cội nguồn cho mình sức sống, mà tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô. Dù biết là nhớ ơn thế nào cho đủ, nhưng cũng phải tỏ chút gì để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Lòng biết ơn đôi khi chỉ là việc đến thăm viếng thầy cô mỗi dịp Tết, lễ… nhưng nó sẽ động viên thầy cô rất nhiều trong việc giảng dạy.
…Một mùa Xuân mới lại sắp về. Chúng em thêm một tuổi, và tóc thầy cô cũng thêm nhiều sợi bạc. Tóc thầy cô đã bạc đi cho mùa Xuân quê hương mãi mãi tươi xanh. Thầy cô, đó là tấm gương sáng tuyệt vời, là ngọn đuốc thiêng liêng soi đường cho chúng em bước tới. Rồi mai kia khi chúng em đã rời xa quê hương. Em đã vào đại học, tiếp tục con đường học vấn của mình.
Bước đường tương lai rộng mở trước mắt em. Con đường ấy chính thầy cô là người khai mở. Vì thế, cho dù đã trưởng thành đến mấy, dù giữ vị trí nào trong xã hội, thì những hình bóng kính yêu của thầy cô mãi mãi ở bên em như nhắc nhở, động viên em trong suốt cuộc đời. Hôm nay đây, với sự họp mặt đầy đủ của các thành viên trong lớp, chúng em xin được kính tặng cô những bông hoa tươi thắm nhất, không chỉ là tấm lòng mà chúng em dành cho cô mà còn là một lời hứa chân thực nhất chúng em muốn nói với cô: Chúng em sẽ cố gắng chăm ngoan hơn để không phụ lòng cô đã mong mỏi ở chúng em. Ngoài mẹ cha, thầy cô là tất cả ,đã cho em đôi cánh bước vào đời. Trong lòng em mãi luôn thầm nhủ:”Nhớ ơn thầy cô đến trọn đời!”
Bài xã luận báo tường 20/11: Nghề nhà giáo
Ở bất kỳ thời đại nào, nghề nhà giáo vẫn không so bì được với nghệ sỹ về sự nổi tiếng, với doanh nhân về sự giàu có, với nhiều nghề khác về sự đủ đầy. Nhưng, cũng ít ai giàu có hơn những người thầy về tình cảm. Trước đây, làm thầy có nghĩa là làm bạn với bảng đen, phấn trắng. Ngày nay, hình ảnh người giáo viên đã gắn với những phương tiện giảng dạy hiện đại. Có thể ở đâu đó, những câu chuyện không hay về thầy cô gây những dư luận không hay. Nhưng, người Việt Nam vẫn luôn truyền thống tôn sư trọng đạo từ ngàn xưa. Thật hạnh phúc cho những người thầy khi có thêm một ngày Tết của riêng mình, để tràn ngập trong hoa và những lời chúc mừng. Thật vinh dự cho những người thầy khi được nhìn các lứa học sinh của mình khôn lớn trưởng thành, bay đi khắp các phương trời. Thật xúc động khi có những người thầy lớn, khi nằm xuống được các thế hệ học trò nghiêng mình trước trí tuệ và nhân cách. Mọi dòng sông lại đổ về với biển. 20/11 là dịp tỏ bày những tình cảm đẹp nhất tới thầy cô. Một số lời chúc chân thành: “Nhân ngày 20/11 em xin gửi tới thầy cô những lời chúc tốt đẹp nhất, chúc thầy cô luôn mạnh khỏe gia đình hạnh phúc và ngày càng có nhiều nhân tài làm giàu cho đất nước, em xin cảm ơn tất cả các thầy các cô đã dạy dỗ em lên người trở thành một công dân tốt, em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô dạy bảo, luôn cố gắng hết mình để cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Nhân dịp này thay mặt cả lớp em xin gửi đến thầy những bó hoa tươi thắm nhất đó là lòng biết ơn của chúng em, cảm ơn công ơn của thầy đã dạy dỗ chúng em, để ngày hôm nay tất cả chúng em đã trở thành sinh viên ngồi trên những giảng đường đại học để rồi đây khi ra trường sẽ trở thành những chủ nhân tương lai thực sự của đất nước, em cảm ơn thầy rất nhiều, em xin gửi đến thầy những lời chúc tốt đẹp nhất mong thầy luôn mạnh khỏe và ngày càng thành công trên con đường dạy học.” “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” sắp tới là ngày Nhà giáo Việt nam ta biết ơn những thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng ta nên người, chúc mừng thầy cô yêu quý. Nhưng chúng ta đâu chỉ có học trong trường học đâu, ta còn học ngoài trường, học ở bất kỳ đâu, quanh ta luôn có những tấm gương để chúng ta học tập. Tôi thiết nghĩ liệu đến một lúc nào đó chúng ta kỷ niệm ngày 20 -11 là ngày nhà giáo Việt Nam nhưng không chỉ chúc mừng riêng các thầy cô của chúng ta đang công tác trong ngành giáo dục mà chúng ta sẽ nhớ tới tất cả những ai đã dạy cho chúng ta những bài học quý báu trong cuộc sống. Một lần nữa con xin cảm ơn thầy cô những người đã dạy con nên người, xin cảm ơn những người đã cho tôi những bài học quý báu trong cuộc sống.”
Bài xã luận báo tường 20/11: Cảm nghĩ về người thầy
Trong cuộc đời mỗi con người, điều may mắn nhất của chúng ta là có một người mẹ, để chở che, để âu yếm,… Và điều may mắn thứ hai đó là chúng ta có một người thầy, người cô. Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên từ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi con người một cách thân thương. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Câu nói ấy quả không sai, nghề dạy học quả thật rất cao quý bởi người thầy người cô đã dành trọn vẹn hết tâm huyết của mình vào những giờ lên lớp, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho học trò, giúp người học trò trưởng thành, khôn lớn lên từng ngày,… Những việc làm ấy làm sao mà không đẹp, làm sao mà không cao quí???? Mỗi năm, cứ đến ngày 20-11, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những trẻ thơ cắp sách đến trường, từ ba miền Tổ Quốc: Bắc, Trung, Nam; từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn cũng như thành thị, đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tới các thầy cô giáo của mình.
Từ khi còn là những cô cậu học trò đứng bẽn lẽn bên cha mẹ buổi khai trường đến khi trưởng thành biết coi mái trường là gia đình số hai,chúng tôi biết rằng thầy cô luôn dõi theo từng bước chân chúng tôi đi. Thầy cô- những người cha, người mẹ thứ hai ở trường đã uốn nắn cho chúng tôi từng nét chữ, từng trang văn, từng lối sống đẹp khiến cho chúng tôi thêm chân trọng cuộc sống đang có và thêm yêu đời, lạc quan hơn. Thầy cô luôn chắp cánh tri thức để chúng tôi tiến bước vào tương lai, bảo vệ, giữ gìn và làm giàu cho Tổ Quốc. Thầy cô đã tận tình giúp chúng tôi mở cánh cửa của kho tàng tri thức nhân loại, giúp chúng tôi hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống, giúp chúng tôi trưởng thành. Những người cha người mẹ thứ hai đó đã phải hi sinh rất nhiều cho chúng tôi. Hi sinh bao giấc ngủ và sức khỏe của mình để soạn bài thật chu đáo trước khi lên lớp cho chúng tôi có bài học hay, lí thú và bổ ích. Thầy cô đã bao đêm thức trắng để chấm bài cho tụi học trò chúng tôi, để rồi sáng mai lên lớp học trò nào cũng có bài kiểm tra với những dòng chữ đỏ, những lời phê đầy tâm huyết của thầy cô. Trên bục giảng với giọng nói ấm áp,thân thương, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng tôi những kiến thức bổ ích, những điều lý thú của cuộc sống, thầy cô dạy chúng tôi về đạo lý làm người, về tình yêu thương, lòng bao dung,… Thầy cô hun đúc cho chúng tôi lòng vị tha đức hi sinh.
Điều mà tôi cũng như tất cả 32 thành viên trong tập thể 9A3 đón nhận được ở tất cả các thầy cô giáo trong mái trường THCS …… này đó là tình yêu thương bao la vô bờ bến, sự dìu dắt ân cần, dịu dàng. Tôi biết rằng đã không ít lần chúng tôi chưa ngoan, không chăm chỉ học bài và làm bài khiến thầy cô phải buồn phiền, suy tư. Và những lần chúng tôi chăm chỉ, ngoan ngoãn đem tặng cho thầy cô những bông hoa điểm tốt làm ánh lên trên gương mặt thầy cô những nụ cười rạng rỡ. Tôi hiểu rằng phía sau những thành công trên bước đường đời chúng tôi đi luôn có dấu chân, sự giúp đỡ, dạy bảo ân cần của thầy cô. Rồi mai sau đây khi chúng tôi đã rời xa mái trường Nam Hải thân yêu này, rời xa quê hương, Tổ quốc, nhưng Chúng tôi vẫn luôn hiểu rằng mình có được ngày hôm nay là nhờ công ơn thầy cô, nhờ bao giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của thầy cô đã giúp chúng tôi thành người có ích. Vì thế, cho dù mai sau có trưởng thành, có thành công trong cuộc sống thì chúng tôi cũng sẽ mãi mãi, không bao giờ quên công ơn thầy cô, hình bóng thân thương của thầy cô đã gắn bó với chúng tôi bao năm tháng học trò. Thời gian vẫn cứ thế lặng lẽ trôi, thầy cô cứ âm thầm như những người lái đò, chở hết lớp lớp các thế hệ học trò đến bờ bến tương lai. Thử hỏi mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật tuy đau lòng nhưng những người lái đò vẫn kiên trì tiếp tục công việc âm thầm mà vĩ đại cao cả ấy. Để rồi mai đây những thế hệ học trò đó sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đem lại vinh quang cho Việt Nam. Khi thành công trong sự nghiệp rồi những thế hệ học trò như những đàn chim tung cánh sẽ bay về tổ bay về nơi đã vun đắp nó thành người. Những lời dạy bảo ân cần của thầy cô sẽ mãi là hành trang theo chúng tôi suốt cuộc đời, dù khi thuận lợi cũng như khó khăn, dù là thành công hay thất bại, nó sẽ mãi mãi là điểm tựa để chúng tôi cố gắng vượt qua những thăng trầm của cuộc sống.
Cuối cùng, tập thể 9A3 của mái trường THCS …….. chúc thầy cô một ngày 20-11 đầy ý nghĩa, niềm vui; chúc các thầy các cô luôn mạnh khỏe, vui tươi. Các thầy cô sẽ mãi mãi ở trong tim chúng em, dù mai này xa.
Bài viết tri ân ngày nhà giáo Việt Nam
Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quãng đời đi học?
Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất:
“Muốn sang thì bắt cầu kiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, và người giáo viên là người âm thầm mà vĩ đại nhất. Công việc của họ thầm lặng mà ý nghĩa biết bao, thầm lặng trên bục giảng và giản dị giữa đời thường, họ giống như những con ong thầm lặng giữa ngàn hoa để chắt chiu cho đời những giọt mật tinh túy và thơm ngọt nhất.
Từ khi còn là những cô cậu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chữ đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:
“Bên trang vở chúng em
Miệt mài ghi chăm chú
Bao khó nhọc dưới đèn”
Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được. Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh. Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.
Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,… Thầy cô hun đúc cho chúng em lòng vị tha đức hy sinh.
Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị. Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vậy! Đến khi ra trường thầy vẫn âm thầm, lặng lẽ dõi theo từng bước đi của lũ học sinh.
Thầy sẵn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Trên bước đường đời có đứa theo đuổi sự nghiệp công danh, cũng có đứa rẽ sang hướng khác vì kế mưu sinh, có ai biết rằng thầy vẫn luôn dõi mắt theo ta! Thầy hạnh phúc khi thấy ta vinh hiển và quặn lòng xót xa khi ta gặp trắc trở khó khăn.
Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai. Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa?
Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình. Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thức quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô. Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp