Miễn nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt chức vụ đối với cán bộ do vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức hoặc bãi nhiệm. Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức. Vậy bài viết này, THPT Ngô Thì Nhậm giới thiệu khái niệm bãi nhiệm là gì? Miễn nhiệm có được áp dụng đối với cán bộ, công chức không? Quy trình miễn nhiệm cán bộ mới nhất hiện nay như thế nào? mời BẠN ĐỌC cùng tham khảo.
Cơ sở pháp lý:
– Hiến pháp 2013;
– Luật cán bộ, công chức năm 2008;
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019;
– Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
– Quy định 260-QĐ/TW của Bộ Chính Trị về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ ngày 2 tháng 10 năm 2009.
1. Bãi nhiệm là gì?
Bãi nhiệm là (Chế tài kỷ luật) hình thức xử phạt buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kì đối với người được giao giữ chức vụ có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở các cơ quan nhà nước.
Trường hợp bãi nhiệm chức vụ đặc biệt như đại biểu Quốc hội, thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Mặt trận tổ quốc tỉnh hoặc của cử tri.
Trường hợp bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp phường, xã, thì thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp, ở cấp phường, xã, chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm, theo đề nghị của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Việc bãi nhiệm phải được hai phần ba tổng số đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp cử tri bãi nhiệm thì việc bãi nhiệm được tiến hành ở đơn vị bầu cử nơi bầu ra đại biểu đó và theo thể thức do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. Việc bãi nhiệm những người do Quốc hội bầu (chủ tịch, phó chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội,…) do Quốc hội biểu quyết.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh
Bãi nhiệm được dịch sang tiếng Anh như sau: “Dismiss“
Miễn nhiệm: “Dismissed“
Cán bộ: “Officers“
Nhiệm kỳ: “Term“
Quản lý: “Manage“
3. Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức theo quy định mới nhất
STT Tiêu chí Miễn nhiệm Bãi nhiệm Cách chức 1 Khái niệm Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm 2 Đối tượng Cán bộ và công chức Cán bộ Cán bộ và công chức 3 Tính chất Đây là hình thức giải quyết cho thôi giữ chức vụ, chức danh cụ thể Là hình thức kỷ luật bị áp dụng Là hình thức kỷ luật bị áp dụng 4 Điều kiện áp dụng – Do có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ
– Vì lý do sức khỏe
-Hoặc Không đủ năng lực, uy tín
– Theo yêu cầu nhiệm vụ
– Vì các lý do khác
– Do có hành vi vi phạm pháp luật
– Vi phạm về phẩm chất đạo đức
– Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao
– Do có hành vi vi phạm pháp luật
– Vi phạm về phẩm chất đạo đức
– Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao
– Chỉ áp dụng với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ
5 Hậu quả pháp lý – Được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo
– Nghỉ hưu
– Thôi việc
Bị thôi giữ chức vụ được bầu – Kéo dài thời gian lương 12 tháng
– Không được nâng ngạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng
– Cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo
4. Miễn nhiệm có được áp dụng đối với cán bộ, công chức không?
Căn cứ Khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 quy định: “Miễn nhiệm là việc cán bộ được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm”.
Hiện nay, cán bộ có thể bị miễn nhiệm hoặc xin miễn nhiệm:
– Bị miễn nhiệm: Cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm cán bộ đó (theo Khoản 1 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức).
– Xin miễn nhiệm: Cán bộ không đủ sức khỏe, không đủ năng lực, uy tín, theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc vì lý do khác (theo khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức).
Đặc biệt, đây không phải một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ bởi cán bộ chỉ bị kỷ luật bằng một trong các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm.
Như vậy, miễn nhiệm chức vụ cán bộ sẽ xảy ra trong 02 trường hợp: bị miễn nhiệm và xin miễn nhiệm.
Căn cứ xem xét miễn nhiệm cán bộ
Việc xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
– Cán bộ bị kỷ luật, cán bộ vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp:
+ Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế.
+ Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức cách chức hoặc bãi nhiệm.
– Cán bộ không đủ năng lực, uy tín để làm việc thuộc một trong các trường hợp:
+ Trong 2 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Trong một nhiệm kỳ hoặc hai nhiệm kỳ giữ chức vụ liên tiếp, bị hai lần xử lý kỷ luật liên quan đến chức trách được giao.
+ Để đơn vị mất đoàn kết hoặc làm đơn vị mất đoàn kết theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
+ Bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm tư cách đạo đức của người cán bộ.
+ Bị cơ quan kiểm tra, thanh tra có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định về những việc đảng viên, cán bộ, công chức không được làm.
– Cán bộ bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ.
Căn cứ xem xét cho cán bộ thôi giữ chức vụ
Việc xem xét cho thôi giữ chức vụ đối với cán bộ căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
– Được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác.
– Theo quy định của pháp luật, điều lệ, quy chế hiện hành, không được giữ chức vụ có liên quan sau khi được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác.
– Cán bộ không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý: bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn, ốm đau kéo dài, đã nghỉ đủ 12 tháng để điều trị nhưng không phục hồi được sức khỏe.
Căn cứ xem xét việc từ chức của cán bộ
Việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
– Cán bộ xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý.
– Cán bộ xin từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khỏe.
– Cán bộ xin từ chức do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.
– Cán bộ xin từ chức vì lý do cá nhân khác.
Trường hợp không được từ chức
Cán bộ không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân cán bộ đã thực hiện; nếu cán bộ từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao.
– Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật.
5. Quy trình miễn nhiệm cán bộ mới nhất
Về quy trình miễn nhiệm cán bộ, Quy định 260 nêu rõ:
Hồ sơ xem xét miễn nhiệm
– Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ;
– Văn bản liên quan: Quyết định kỷ luật, văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến cán bộ…
– Tóm tắt lý lịch của cán bộ;
– Bản nhận xét, đánh giá cán bộ trong nhiệm kỳ, thời hạn giữ chức vụ.
Quy trình xem xét miễn nhiệm cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi cán bộ đang công tác
– Bước 1: Người đứng đầu tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu nơi cán bộ đang công tác đề xuất việc miễn nhiệm;
– Bước 2: Người đứng đầu chỉ đạo cơ quan tham mưu và đơn vị liên quan thẩm định việc miễn nhiệm cán bộ, đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy Đảng;
– Bước 3: Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm;
– Bước 4: Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền;
– Bước 5: Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quy trình xem xét miễn nhiệm với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên
– Bước 1: Cơ quan tham mưu của cấp trên đề xuất miễn nhiệm;
– Bước 2: Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm, xin ý kiến của cơ quan có liên quan theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền;
– Bước 3: Tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác thảo luận, có ý kiến bằng văn bản trình cấp trên sau khi trao đổi với cấp ủy Đảng;
– Bước 4: Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền;
– Bước 5: Cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, tùy vào thẩm quyền xem xét miễn nhiệm cán bộ, quy trình miễn nhiệm cán bộ sẽ thực hiện theo một trong hai trường hợp đã nêu ở trên.
Trên đây là nội dung tư vấn về bãi nhiệm là gì? Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức? Trường hợp cần thắc mắc, Quý khách hàng liên hệ THPT Ngô Thì Nhậm để được hỗ trợ.