Ai là tổng chỉ huy quân đội nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống? Mời các em theo dõi bài học dưới đây do thầy cô biên soạn để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
Ai là tổng chỉ huy quân đội nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống?
Câu hỏi: Ai là tổng chỉ huy quân đội nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống?
A. Lý Kế Nguyên
B. Vua Lý Thánh Tông
C. Lý Thường Kiệt
D. Tông Đản
Đáp án đúng: C – Lý Thường Kiệt
Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống
- Lý Thường Kiệt là người trực tiếp chỉ huy, lãnh đạo cuộc kháng chiến
- Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”, ông chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt để chặn đường tiến công của địch
- Ông nắm bắt thời cơ, chủ động kết thúc cuộc chiến bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075- 1077)
I. Giai đoạn thứ I (1075)
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
– Thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế, chính trị.
– Xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.
- Nhà Tống xúi giục vua Chăm-pa đánh Đại Việt.
- Ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa 2 nước.
- Dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ
a. Nhà Lý chuẩn bị:
– Nhà Lý chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó.
- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy, tổ chức kháng chiến.
- Chủ động đánh tan ý đồ tiến công phối hợp với Chăm pa của nhà Tống.
- Chủ trương của nhà Lý: tấn công trước để phòng vệ.
b. Diễn biến:
– Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.
- Mục tiêu: kho lương thành Ung Châu.
- Đường bộ do Thân Cảnh Phúc, Tôn Đản chỉ huy quân dân miền núi.
- Lý Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào châu Liêm, châu Khâm.
- Lý Thường Kiệt đã cho treo bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.
– Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung châu (Quảng Tây) và nhanh chóng rút quân về nước.
c. Ý nghĩa:
– Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta.
– Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.
II. Giai đoạn thứ 2 (1076 – 1077)
1. Kháng chiến bùng nổ
a. Nhà Lý chuẩn bị
– Nhà Lý ra lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng ở những nơi hiểm yếu gần biên giới Việt -Tống.
– Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt (sông Cầu) làm nơi đối phó với quân Tống.
b. Diễn biến
– Cuối năm 1076, 10 vạn quân Tống, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng.
– Tháng 01/1077, quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.
– Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc.
c. Kết quả: Quân Tống đóng quân ở bờ Bắc sông Cầu (phòng tuyến Như Nguyệt) không lọt vào sâu được.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
a. Diễn biến:
– Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta 2 lần, nhưng đều bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được.
– Cuối Xuân 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc.
b. Kết quả:
- Quân giặc “mười phần thì chết đến năm sáu phần”.
- Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.
c. Nguyên nhân thắng lợi – ý nghĩa:
- Sự ủng hộ, tinh thần đoàn kết của quân dân ta.
- Tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt và bộ chỉ huy kháng chiến.
- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.
- Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
Lý Thường Kiệt, người chỉ huy kiệt xuất của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai
Lý Thường Kiệt (1019 – 1105). Ông vốn họ Ngô, tên Tuấn, tự là Thường Kiệt, quê ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (nay làng Cơ Xá, Gia Lâm, Hà Nội). Sau ông cùng gia đình sang ở tại phường Thái Hòa, huyện Thọ Xương, thành Thăng Long nay là Hà Nội. Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập- Hoàng tử trưởng của Tiền Ngô Vương Ngô Quyền.
Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống học hành và làm quan. Thuở nhỏ ông rất thông minh, chăm đọc sách binh thư, chăm luyện tập võ nghệ. Năm ông 13 tuổi (1031) thì người cha của ông đi tuần vùng biên giới Thanh Hoa bị bệnh và mất. Năm 18 tuổi (1036) mẹ của ông cũng qua đời. Khi hết tang, ông được Triều đình bổ vào chức Kỵ mã hiệu úy (một chức quan võ nhỏ trong đội quân cưỡi ngựa của triều đình).
Năm 23 tuổi (1041), vì có vẻ mặt tươi đẹp, vóc người khỏe mạnh cân đối ông được bổ vào ngạch Quân thị (Hoàng môn chi hậu). Vì yêu mến tài năng và đức hạnh của ông, Vua Lý Thái Tổ nhận ông làm con nuôi, từ đó tên ông được đổi thành là Lý Thường Kiệt. Hằng ngày ông ở bên Vua, giúp Vua rất nhiều việc. Việc nào tốt thì ông hiến tâu,việc nào xấu thì ông can ngăn. Thời gian sau ông được thăng lên chức Đô tri Nội thị sảnh. Vì có nhiều công lao đó đến khi Lý Thánh Tông lên ngôi, ông được phong chức Thái Bảo và được trao cho Tiết việt (cờ tiết và búa phủ Việt – tượng trưng cho quyền thay mặt vua xử lý các công việc ở bên ngoài).
Năm 1069, để dẹp yên biên giới phía Nam, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, vua Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt chủ trương phát quân đi đánh Chiêm Thành. Lý Thường Kiệt được cử làm Nguyên soái, lĩnh ấn tiên phong đem theo 5 vạn quân và vài trăm chiến thuyền tiến vào phương nam. Quân đội do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy đã thu được thắng lợi to lớn, bắt sống được chúa nước Chiêm là Chế Củ. Vì có công lớn lên Lý Thường Kiệt được thăng chức Thái Phó, tước khai Quốc công, Lý Thường Kiệt trở thành một vị tướng đánh đông dẹp bắc, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc dưới thời Lý, khi đó Lý Thường Kiệt 51 tuổi. Ít lâu sau ông được Triều đình trao chức Thái úy, tổng chỉ huy quân đội. Cùng với Thái sư Lý Đạo Thành, ông ra sức giúp Vua xây dựng nước Đại Việt thành một quốc cường thịnh và văn hiến.
Đầu năm 1072, Lý Thánh Tông mất, Thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi đó là vua Lý Nhân Tông, Hoàng Thái hậu Thượng Dương và sau đó là Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan buông rèm nghe chính. Lý Thường Kiệt cầm giữ binh quyền phò giúp vua nhỏ tuổi.
Để lo đối phó với âm mưu xâm lược của quân Tống, Lý Thường Kiệt tìm cách ổn định tình hình trong nước, đặc biệt là củng cố sự đoàn kết trong nội bộ triều đình. Ông cho mời Lý Đạo Thành trở lại triều chính giữ chức Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự, trông coi việc chính trị và nội trị.
Lúc này, ý đồ xâm lược của phong kiến nhà Tống đối với Đại Việt ngày càng rõ rệt và trắng trợn. Triều đình nhà Tống ra sức biến Ung Châu, các cửa biển Khâm Châu, Liên Châu (Quảng Đông) và các trại biên giới thành những khu căn cứ quân sự và hậu cần làm bàn đạp tiến công Đại Việt. Biết trước được âm mưu xâm lược từ phương Bắc, Lý Thường Kiệt chủ trương đối phó một cách chủ động và quyết liệt. Ông thường nói: “Nếu ngồi yên đợi giặc thì chi bằng đem quan ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Đó là tư tưởng chiến lược khá độc đáo và sáng tạo “Tiến công trước để tự vệ”. Thực hiện chủ trương này, ngày 27 tháng 10 năm 1075 cuộc tiến công của quân đội Đại Việt vào các căn cứ của quân Tống ở vùng biên giới bắt đầu.
Với lực lượng 10 vạn quân, sau 42 ngày đêm công phá dữ dội đầy mưu trí và quả cảm, quân đội của Lý Thường Kiệt đã chiếm được Ung Châu. Sau khi đã phá thành Ung Châu, tiêu hủy những phương tiện chiến tranh của quân Tống, Lý Thường Kiệt đưa đại quân về nước rồi ra sức chuẩn bị kháng chiến. Quân đội được ông tổ chức lại và luyện tập thường xuyên, tăng cường điều tra tình hình giặc, xây dựng phòng tuyến ở phía bắc Kinh thành Thăng Long để chặn giặc – lịch sử vẫn gọi là phòng tuyến sông Cầu.
Cuối năm 1076 đầu năm 1077, muốn trả thù nước Đại Việt, triều đình nhà Tống sai Quách Quỳ xuất quân và phối hợp cùng với quân Chiêm Thành và Chân Lạp sang đánh nước Đại Việt. Quân và dân Đại Việt dưới quyền chỉ huy của Lý Thường kiệt đã kiên cường chiến đấu, kìm chân quân xâm lược Tống hàng tháng trước trận tuyến phòng thủ sông Cầu. Quân Tống bị chặn lại ở sông Như Nguyệt (sông Cầu), bị tiêu hao sinh lực, giảm sút tinh thần rồi sa vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Quân Tống đành phải đem quân về đóng ở sông Phú Lương (khúc sông Cầu từ Như Nguyệt trở lên, thời Lý gọi là sông Phú Lương). Lý Thường Kiệt đem binh thuyền đến chặn không cho sang sông, nhưng quân đội của Quách Quỳ dùng máy gỗ bắn đá vào thuyền của quân ta. Thấy quân Tống hăng hái quá, Lý Thường Kiệt e quân ta sẽ ngã lòng lền đặt ra một bài thơ:
“Nam quốc sơn hà. Nam đế cư.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Bạn đang xem: Ai là tổng chỉ huy quân đội nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Dịch nghĩa:
“Sông núi nước Nam vua nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Bài thơ xuất hiện vào lúc gay go nhất của cuộc chiến, đã cổ vũ tinh thần cho quân ta không ngại gian khổ mà chiến đấu, làm cho quân Tống không thể tiến lên được.
Để đỡ hao tổn xương máu của cả hai dân tộc, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng một cuộc giảng hòa để quân Tống rút quân về nước. Với chiến thắng đó, độc lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia Đại Việt được giữ vững, nhân dân được sống thanh bình. Chiến thắng của Lý Thường Kiệt năm 1077 là sự mở đầu cho đường lối kết hợp vừa đánh, vừa đàm để kết thúc chiến tranh trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam.
Đầu năm 1101, Lý Thường Kiệt được triều Lý phong kiêm chức Nội thị phán Thủ đô áp nha Hành diện Nội ngoại đô tri sự, một chức giành cho bậc đại thần, coi tất cả các việc trong và ngoài triều đình.
Năm 1103, Lý Giác nổi lên làm phản ở Diễn Châu, mặc dù khi ấy tuổi đã cao, Lý Thường Kiệt vẫn xin đem quân đi đánh dẹp và đã chiến thắng, Lý Giác chạy trốn sang Chiêm Thành. Quân Chiêm Thành lấy lý do ấy đem quân sang lấn cướp biên giới. Năm 1104, Lý Thường Kiệt lại được lệnh đem quân đi đánh Chiêm Thành và thu được thắng lợi. Chúa Chiêm Thành phải trả lại đất ba châu mà họ đã chiếm. Đây cũng là cuộc cầm quân và chiến thắng cuối cùng của vị tướng trăm trận trăm thắng Lý Thường Kiệt. Ảnh 4: Đền thờ Lý Thường Kiệt tại phường Bạch Đằng (đất làng Cơ Xá cũ), quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Lý Thường Kiệt là một vị tướng, một người chỉ huy có nhiều mưu lược. Ông trải qua ba triều vua, đánh Tống, bình Chiêm, công lao của ông ngày càng lớn, càng được triều đình tin cậy.
Tháng 6 năm 1105, Lý Thường Kiệt qua đời. Sau khi ông mất, người dân ở cả trấn Thanh Hóa và kinh thành Thăng Long đều lập đền thờ ông làm phúc thần, hàng năm nhân dân vẫn thành kính thắp hương để tưởng nhớ ơn đức của ông.
*****
Trên đây là nội dung bài học giúp các em trả lời được câu hỏi Ai là tổng chỉ huy quân đội nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống? Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo dục