6 Đề đọc hiểu Nhớ con sông quê hương có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 6 bộ đề Nhớ con sông quê hương đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.
Đọc hiểu Nhớ con sông quê hương – Đề số 1
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Bạn đang xem: 6 Đề đọc hiểu Nhớ con sông quê hương có đáp án chi tiết
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong bài thơ Nhớ con sông quê hương
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích Nhớ con sông quê hương.
Lời giải:
– Bài thơ Nhớ con sông quê hương là sự ca ngợi về vẻ đẹp của con sông quê vô cùng bình dị và chân thật trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ trong bài thơ và nêu hiệu quả biểu đạt.
Lời giải:
Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
- Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”
- Nhân hóa: “Soi tóc những hàng tre”
- So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
– Hiệu quả:
- Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
- Làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng
- Giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.
Câu 4: Anh chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương trong bài thơ
Lời giải:
– Trong bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, tác giả đã bộc lộ tình cảm trân trọng và yêu tha thiết, mến thương quê hương. Qua bài thơ chúng ta cũng thấy được những khoảng không gian kỉ niệm gần gũi luôn hiện lên vẹn nguyên, trong ngần trong dòng hồi tưởng của tác giả mỗi khi nhớ về quê hương.
– Quê hương nuôi dưỡng tâm hồn tác giả, vun đắp cho ông những khát vọng tươi đẹp trong cuộc đời. Quê hương luôn hiện diện trong sâu thẳm tâm hồn và trong trái tim Tế Hanh
Câu 5: Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ. Từ thông điệp đó em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng bàn về giá trị của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người?
Lời giải:
– Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ:
Hãy luôn trân trọng, yêu quý vẻ đẹp bình dị của quê hương mình. Vì những điều bình dị, mộc mạc ấy đã làm đẹp đời sống tâm hồn ta và giúp ta có thể sống, cống hiến. Cần luôn trân trọng, luôn khắc ghi bóng hình quê hương dẫu ta có đi nơi đâu đi chăng nữa.
– Đoạn văn bàn về giá trị của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người:
“Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
Đó là những thắc mắc dễ thương, đáng yêu của em bé trong bài thơ Bài học đầu cho con- Đỗ Trung Quân, song rồi khi lớn lên ai cũng tự hiểu quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của mình, là nơi ta chào đón cho ánh bình minh khởi đầu một sự sống mới. Quê hương ấm áp, ngọt lành như dòng sữa mẹ nuôi ta lớn khôn từng ngày và cũng là nơi ấp ôm ta trở về sau những bon chen, mỏi mệt trên dòng đời tấp nập.
Đọc hiểu Nhớ con sông quê hương – Đề số 2
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm
Câu 2: Đoạn thơ đã sử dụng phép tu từ nào?
Lời giải:
– Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
- Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”
- Nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”
- So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng phép tu từ trong đoạn thơ
Lời giải:
– Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
– Nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng
– Bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.
Câu 4: Khái quát nội dung đoạn thơ?
Lời giải:
– Miêu tả hình ảnh con sông quê hương trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.
Đọc hiểu Nhớ con sông quê hương – Đề số 3
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung chính của đoạn thơ.
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm
Nội dung chính của đoạn thơ: Miêu tả hình ảnh con sông quê hương trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.
Câu 2: Chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.
Lời giải:
Các từ ngữ, hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ: con sông xanh biếc, hàng tre, buổi trưa hè, nước gương trong, nắng…
Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.
Lời giải:
Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
- Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”
- Nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”
- So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
Hiệu quả: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.
Câu 4: Tìm và phân tích hiệu quả của phép tu từ trong hai câu thơ sau:
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
Lời giải:
Phép tu từ trong hai câu thơ: So sánh tâm hồn tôi như buổi trưa hè
Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không “chiếu”, không “soi”, mà là “tỏa”, có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè – sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.
Câu 5 Qua đoạn thơ, em hãy rút ra bài học cuộc sống có ý nghĩa với bản thân mình?
Lời giải:
Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người.
Với cái nhìn tinh tế, với tấm lòng yêu quê đến tha thiết và bằng hình ảnh nhân hóa liên tưởng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh con sông quê thật thơ mộng gắn bó gần gũi với bao lớp người đã được sinh ra và lớn lên dưới lũy tre xanh, với cây đa, bến nước, sân đình.
Yêu quê hương đất nước là yêu những lũy tre xanh rì rào, cao vút đang cong mình chở che cho người dân dưới cái nắng trưa hè oi ả. Yêu lời ru ngọt ngào của bà của mẹ bên cánh võng chiều đều đặn những nhịp thương. Yêu những câu hát có cánh cò bay lả bay la trên những cánh đồng xanh mướt tít tắp chân trời; yêu những dòng sông; yêu những con người giản dị, mộc mạc, chân chất nhưng nồng hậu.
Chúng ta hãy chuẩn bị cho mình một hành trang vững trãi về trí tuệ, ý chí, niềm tin và khát vọng để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Đọc hiểu Nhớ con sông quê hương – Đề số 4
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2: Đoạn thơ đã sử dụng phép tu từ nào?
Lời giải:
– Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
- Ẩn dụ hình thức: “Nước gương trong”
- Nhân hóa: “soi tóc những hàng tre”
- So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng phép tu từ trong đoạn thơ
Lời giải:
– Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
– Nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng
– Bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.
Câu 4: Khái quát nội dung đoạn thơ?
Lời giải:
– Miêu tả hình ảnh con sông quê hương trong tâm tưởng của nhà thơ – đẹp hiền hòa, êm dịu; đồng thời bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của ông.
Đọc hiểu Nhớ con sông quê hương – Đề số 5
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ,
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ,
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu.
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.
Lời giải:
Thể thơ: 8 chữ
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là: Biểu cảm
Câu 2. Xét theo mục đích nói, câu: Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Thuộc kiểu câu gì?
Lời giải:
Xét theo mục đích nói, câu: “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!” Thuộc kiểu câu cảm thán
Câu “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!” thuộc câu cảm thán là bởi vì có từ hỡi
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.
Lời giải:
Câu có sử dụng biện pháp tu từ đó là câu “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè” và câu này sử dụng biện pháp tu từ đó là so sánh
Tác dụng: Nhằm giúp cho câu văn trở nên hay hơn, sinh động hơn, tăng sức gợi hình, gợi cảm. Không chỉ như thế, nhà thơ còn cho ta thấy được sự êm đềm, tĩnh lặng, dịu êm và bình thản của quê hương và nhà thơ còn nói lên vẻ đẹp của quê hương trong lòng của nhà thơ
Câu 4. Qua đoạn thơ trên, em hiểu gì về tinh cảm của tác giả với quê hương (từ 3 đến 5 câu)?
Lời giải:
Đoạn thơ trên đã bộc lộ được hết tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương. Nhưng thứ đang nhớ nhất của nhà thơ đó là dòng sông quê. Bởi vì dòng sông quê chính là nơi cho nhà thơ rất nhiều kỉ niệm đẹp và nhà thơ còn bày tỏ cảm xúc của mình qua việc miêu tả hình ảnh con sông quê êm đềm đồng thơi nhà thơ cũng bày tỏ cảm xúc của mình với quê hương của ông.
Đọc hiểu Nhớ con sông quê hương – Đề số 6
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ,
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ,
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu.
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Lời giải:
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2. Chỉ ra hai từ láy có trong đoạn trích.
Lời giải:
Từ láy: lấp loáng, mới mẻ
Câu 3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói về vẻ đẹp của con sông trong bốn dòng đầu.
Lời giải:
Những từ ngữ, hình ảnh nói về vẻ đẹp của con sông trong bốn dòng đầu:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng“
Câu 4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ và biết nó thuộc kiểu câu gì?
Lời giải:
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu:
“Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ”.
– CN: Tôi
– VN: giữ mãi mối tình mới mẻ.
=> Câu này là câu đơn, vì được cấu tạo nên từ một cụm chủ – vị.
Câu 5. Em hiểu gì về nội dung ý nghĩa của đoạn thơ?
Lời giải:
Nội dung muốn nói đến “Tình yêu mà tác giả dành cho con sông của quê hương – thứ gắn liền với ông từ còn nhỏ. Từ những lời nói, sự miêu tả hiểu rõ, ông đã cho người đọc thấy được rằng con sông quê hương không chỉ là biểu tượng của quê, mà còn nâng cao giá trị và ý nghĩa nó mang lại.”
Câu 6. Chỉ ra câu nghi vấn trong đoạn thơ trên và nêu công dụng?
Lời giải:
Câu nghi vấn: Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Công dụng: Bộc lộ cảm xúc của tác giả đối với những kỉ niệm giữa dòng trôi.
Câu 7. Kể tên 01 bài thơ trong chương trình Ngữ văn 8 cùng chủ đề với bài thơ trên? Nêu rõ tên tác giả và thể loại của bài thơ ấy.
Lời giải:
1 bài thơ trong chương trình Ngữ Văn 8 cùng chủ đề với bài thơ trên: Quê hương.
Tác giả: Tế Hanh.
Thể loại: thơ 8 chữ.
**********
Trên đây là 6 Đề đọc hiểu Nhớ con sông quê hương có đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo dục