3 Đề đọc hiểu Rừng Phương Nam lớp 4, lớp 5 có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 3 bộ đề Rừng Phương Nam đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.
Đọc hiểu Rừng Phương Nam – Đề số 1
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Rừng Phương Nam
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng.
Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh…Con luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái…
(Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)
Câu 1. Nội dung của bài đọc trên là gì?
Lời giải:
Nội dung chính: Bài văn miêu tả quang cảnh, vẻ đẹp của rừng Phương Nam. Cùng với tâm hôn thơ mộng của tác giả, bài văn được miêu tả chi tiết từ ngọn cây, chiếc lá, từ các con vật hoang dã đến nắng vàng, gió mát. Qua bài văn trên, tác giả cho chúng ta thấy vẻ đẹp của rừng Phương Nam và khuyên nhủ chúng ta phải chung tay bảo vệ các khu rừng nguyên sinh
Câu 2. Đoạn 3 của bài có bao nhiêu từ láy. Đó là các từ nào?
Lời giải:
Đoạn 3 của bài gồm có 6 từ láy :
- Líu lo
- Ngây ngất
- Luôn luôn
- Rón rén
- Tứ tán
- Ngơ ngác
Câu 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ dưới các câu sau:
1. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
2. Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng.
3. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng đến như vậy.
Lời giải:
1. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
Chủ ngữ: Phút yên tĩnh của rừng ban mai
Vị ngữ: Dần biến đi.
2.Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng.
TN: Thoắt cái
Chủ ngữ: Cả một khoảng rừng nguyên sơ
Vị ngữ: Đã trở lại vẻ tĩnh lặng.
3. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng đến như vậy.
Chủ ngữ: Con chó săn
Vị ngữ: Bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng đến như vậy.
Đọc hiểu Rừng Phương Nam – Đề số 2
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Rừng Phương Nam
Bạn đang xem: 3 Đề đọc hiểu Rừng Phương Nam lớp 4, lớp 5 có đáp án chi tiết
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng.
Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh…Con luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái…
(Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi…đến…biến đi) tả cảnh rừng phương nam vào thời gian nào?
A. Lúc ban trưa
B. Lúc ban mai
C. Lúc hoàng hôn
Câu 2 (1 điểm): Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Muốn nói điều gì? Hãy viết câu trả lời của em:
Lời giải:
Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Cho thấy Rừng Phương Nam rất yên tĩnh
Câu 3 (0,5 điểm): Tác giả tả mùi hoa tràm như thế nào?
A. Thơm ngan ngát, tỏa ra khắp rừng cây.
B. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi.
C. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.
Câu 4 (0,5 điểm): Những con vật trong rừng biến đổi màu sắc để làm gì?
A. Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh động.
B. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình.
C. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác.
Câu 5 (0,5 điểm): Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào?
A. Thơm rất đậm, đến mức làm cho ta khó chịu.
B. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật.
C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú.
Câu 6 (0,5 điểm): Chủ ngữ trong câu: Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.” Là những từ ngữ nào?
A. Phút yên tĩnh
B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai
C. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần
Câu 7 (0,5 điểm): Câu nào dưới dây có dùng quan hệ từ?
A. Chim hót líu lo.
B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.
C. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.
Câu 8 (1,0 điểm): Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “im lặng”
A. Ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc.
B. Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo.
C. Ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ.
Câu 9 (1,0 điểm): Các từ in đậm trong câu “Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất.” Thuộc những từ loại gì?
Lời giải:
Mặt trời (danh từ) , tuôn (động từ) vàng rực (tính từ)
Câu 10 (1,0 điểm): Em hãy thêm cặp quan hệ từ thích hợp vào câu văn sau:
“Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán.”
Lời giải:
Vì nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm nên những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán.
Đọc hiểu Rừng Phương Nam – Đề số 3
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Rừng Phương Nam
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng.
Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh…Con luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái…
(Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)
Câu 1: Những chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của rừng phương Nam là:
A. Tiếng chim hót từ xa vọng lại.
B. Gió bắt đầu nổi lên.
C. Chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình.
Câu 2: Mùi hương của hoa tràm như thế nào?
A. Nhè nhẹ tỏa lên.
B. Thơm ngây ngất, hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
C. Tan dần theo hơi ấm mặt trời
Câu 3: Gió thổi như thế nào ?
A. rào rào
B. ào ào
C. rì rào
Câu 4: Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi sắc màu như thế nào ?
A. Xanh hóa tím , từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh
B. Xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh
C. Tím hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh
Câu 5: Đoạn văn trên tả cảnh rừng vào lúc:
A. Bình minh.
B. Hoàng hôn.
C. Đêm tối.
Câu 6: “Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không thể nghe chăng?” là câu hỏi dùng để:
A. Tự hỏi mình
B. Hỏi người khác
C. Yêu cầu, đề nghị
Câu 7: Vị ngữ của câu “Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục” là
A. phơi lưng trên gốc cây mục.
B. nằm phơi lưng trên gốc cây mục.
C. trên gốc cây mục.
Câu 8: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu: “Chim hót líu lo”
Danh từ là: Chim
Động từ là: hót
Tính từ là: líu lo
Câu 9: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn (đã, sẽ, đang, sắp) để diền vào chỗ trống.
a. Người Việt Bắc nói rằng: “Ai chưa biết hát bao giờ, đến Ba Bể………….. biết hát. Ai chưa biết làm thơ, đến Ba Bể…….……. làm được thơ.”
b. Chị Nhà Trò …….. bé nhỏ, lại gầy yếu quá, người bự những phấn như mới lột.
c. Trời……….. mưa nhưng trận bóng vẫn diễn ra quyết liệt.
Lời giải:
a. Người Việt Bắc nói rằng: “Ai chưa biết hát bao giờ, đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ, đến Ba Bể sẽ làm được thơ.”
b. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ, lại gầy yếu quá, người bự những phấn như mới lột.
c. Trời đang mưa nhưng trận bóng vẫn diễn ra quyết liệt.
Câu 10: Tìm 5 từ láy có trong bài và đặt 1 câu với 1 trong 5 từ láy vừa tìm được:
a. Năm từ láy đó là: rào rào, nhè nhẹ, ngây ngất, líu lo, phảng phất, rón rén
b. Học sinh đặt câu phù hợp.
************
Trên đây là 3 Đề đọc hiểu Rừng Phương Nam lớp 4, lớp 5 có đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo dục