2 Đề đọc hiểu Một đời áo nâu có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 2 bộ đề Một đời áo nâu đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.
Nội dung bài thơ Một đời áo nâu (Nguyễn Văn Song)
Bài thơ Một đời áo nâu là tiếng lòng tràn đầy cảm xúc của người con: là nỗi xót xa, thương cảm khi hoài niệm về cuộc đời lam lũ, vất vả của mẹ; là sự trân trọng, yêu thương và biết ơn những hi sinh lặng lẽ của mẹ dành cho con, gia đình; là niềm xúc động nghẹn ngào, sự mất mát, đau khổ của tác giả trước sự ra đi của mẹ..
Bài thơ còn là lời nhắn nhủ đến mỗi người: Hãy luôn biết trân quý tình mẫu tử thiêng liêng, trân quý tình cảm gia đình; biết đồng cảm, chia sẻ với mẹ những vất vả, khó khăn trong cuộc sống; yêu thương và trân trọng khoảnh khắc khi còn bên mẹ; cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng để trở thành niềm vui, hạnh phúc của mẹ.
Đọc hiểu Một đời áo nâu (Nguyễn Văn Song) – Đề số 1
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một đời mẹ mặc áo nâu Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai Rách lành kể những hôm mai Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày
Áo nâu bạc, áo nâu gầy Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa Lắng nghe sợi vải ngày xưa Thấy trong mặn chát đã thừa mồ hôi
Bao nhiêu nước mắt mẹ rơi Áo nâu gói cả những lời xót xa Mẹ như sông phía quê nhà Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm
Bạn đang xem: 2 Đề đọc hiểu Một đời áo nâu có đáp án chi tiết
Mẹ đi về phía trăm năm Con ngồi xếp những nâu trầm mà thương Thôi đành nhờ cả khói sương Áo nâu ơi, hãy theo đường mẹ đi…
(Một đời áo nâu, Nguyễn Văn Song)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Sáu chữ
D. Tự do
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Tự sự
Câu 3. Hình ảnh gắn liền với mẹ là:
A. Áo nâu
B. Đất đai
C. Mồ hôi
D. Nước mắt
Câu 4. Chiếc áo của mẹ được miêu tả qua những từ ngữ nào?
A. Áo nâu, màu đất đai, sờn phai, mặn chát, mồ hôi
B. Áo nâu, màu đất đai, sờn phai, nắng mưa, xót xa
C. Áo nâu, màu đất đai, rách lành, sờn phai, bạc, gầy
D. Áo nâu, màu đất đai, rách lành, khói sương, bạc
Câu 5 . Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Áo nâu bạc! Áo nâu gầy! Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa” là:
A. Ẩn dụ, nhân hóa
B. Nhân hóa, liệt kê
C. Liệt kê, nói quá
D. Điệp ngữ, so sánh
Câu 6 . Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau là gì?
Mẹ như sông phía quê nhà
Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm
A. Nhấn mạnh sự bồi đắp phù sa của dòng sông quê hương cho cuộc sống con người.
B. Nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng của mẹ và tình yêu thương, lòng biết ơn của con.
C. Làm cho hình ảnh phù sa cũng có những hoạt động, cảm xúc như con người.
D. Tô đậm vẻ đẹp bình dị của dòng sông quê hương.
Câu 7. Vẻ đẹp của hình ảnh người mẹ trong bài thơ là:
A. Vẻ đẹp của những hi sinh thầm lặng vì cuộc sống, vì các con
B. Vẻ đẹp của nghị lực sống phi thường, vượt lên trên gian khổ
C. Vẻ đẹp của sự giản dị, mộc mạc mà vị tha, giàu đức hi sinh
D. Vẻ đẹp của sự chân tình trong ứng xử với mọi người xung quanh
Câu 8. Hình ảnh trong bài thơ như thế nào:
A. Vừa kì vĩ, tráng lệ vừa gần gũi, quen thuộc
B. Vừa bình dị, vừa mang ý nghĩa biểu tượng
C. Hình ảnh đẹp, mang tình ước lệ, tượng trưng
D. Hình ảnh sang quý, biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ.
Câu 9 . Hãy kể tên 2 bài thơ viết cùng đề tài với bài thơ trên.
Lời giải:
Hai bài thơ viết cùng đề tài với bài thơ trên:
– Tóc của mẹ tôi (Phan Thị Thanh Nhàn)
– Mẹ (Đỗ Trung Lai)..
Câu 10. Theo em, hình ảnh chiếc áo nâu trong bài thơ đã nói lên những gì về người mẹ?
Lời giải:
Hình ảnh chiếc áo nâu trong bài thơ đã nói lên cuộc sống và vẻ đẹp của mẹ:
– Cuộc sống lam lũ, khổ cực, gắn liền với đất đai, đồng ruộng
– Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, tần tảo, đảm đang, giàu đức hi sinh thầm lặng.
Câu 11. Em hãy nhận xét về tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình.
Lời giải:
Tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình:
- Xót xa, thương cảm khi hoài niệm về cuộc đời lam lũ, vất vả của mẹ.
- Yêu thương, biết ơn những hi sinh lặng lẽ của mẹ dành cho con, gia đình..
- Xúc động, đau khổ, tiếc thương trước sự ra đi của mẹ..
=> Đó là tình cảm sâu nặng, thiêng liêng, thể hiện vẻ đẹp cao cả của tình mẫu tử. Tình cảm đó được thể hiện chân thành, xúc động bằng lời thơ giản dị mà tràn đầy cảm xúc.
Câu 12. Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của người con đối với mẹ?
Lời giải:
Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của người con đối với mẹ:
- Phận làm con phải thấu hiểu cho những hi sinh, vất vả của mẹ
- Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mẹ từ những việc nhỏ nhặt
- Phấn đấu học tập, hoàn thiện bản thân để mẹ vui lòng
- Phụng dưỡng mẹ khi mẹ già yếu..
Đọc hiểu Một đời áo nâu (Nguyễn Văn Song) – Đề số 2
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một đời mẹ mặc áo nâu Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai Rách lành kể những hôm mai Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày
Áo nâu bạc, áo nâu gầy Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa Lắng nghe sợi vải ngày xưa Thấy trong mặn chát đã thừa mồ hôi
Bao nhiêu nước mắt mẹ rơi Áo nâu gói cả những lời xót xa Mẹ như sông phía quê nhà Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm
Mẹ đi về phía trăm năm Con ngồi xếp những nâu trầm mà thương Thôi đành nhờ cả khói sương Áo nâu ơi, hãy theo đường mẹ đi…
(Một đời áo nâu, Nguyễn Văn Song)
Câu 1. Cho biết thể thơ, phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Lời giải:
Thể thơ Một đời áo nâu: Lục bát
=> Vì bài thơ gồm câu sáu chữ (câu bát), câu tám chữ (câu lục), đuôi câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát, đuôi câu bát vần với đuôi câu lục sau.
Phương thức biểu đạt chính của bài Một đời áo nâu: Biểu cảm
Câu 2. Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Áo nâu bạc! Áo nâu gầy! Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa”.
Lời giải:
Biện pháp tu từ: điệp ngữ
- Điệp ngữ: Áo
“Áo nâu bạc! Áo nâu gầy!
Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa”
=> Tác dụng: nhấn mạnh sự vất vả của người mẹ tần tảo nuôi con, đồng thời giúp tạo nhịp điệu cho câu thơ, giúp câu thơ biểu đạt tốt hơn, trôi chảy và mạch lạc hơn.
– Biện pháp tu từ: so sánh
- So sánh áo với thửa ruộng chở đầy nắng mưa
- Từ ngữ so sánh: như
=> Phép so sánh: so sánh ngang bằng
=> Tác dụng: so sánh chiếc áo với thửa ruộng nhiều nắng nhiều mưa qua đó ta thấu hiểu sự vất vả, khó khăn của mẹ phải lặn lội đồng áng, không quản mưa nắng để kiếm tiền nuôi con, đồng thời thể hiện sự xót xa, trân trọng của tác giả đối với mẹ.
Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ:
“Mẹ như sông phía quê nhà
Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm”
Lời giải:
− Biện pháp tu từ: so sánh.
- So sánh mẹ với sông phía quê nhà.
- Từ ngữ so sánh: như.
=> Phép so sánh: so sánh ngang bằng.
=> Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu thương, chăm sóc và nuôi dưỡng con mình của mẹ với con sông quê nhà, thật bình dị, thân thương và chan chứa tình yêu thương dạt dào, bao la. Đồng thời, biện pháp tu từ so sánh giúp người đọc, người nghe có những liên tưởng thú vị, sâu sắc về hình ảnh người mẹ thiêng liêng, cao cả, một nắng hai sương.
− Biện pháp tu từ: nhân hóa
- Dốc dôi vạt phù sa lặng thầm
=> Nhân hóa hình ảnh phù sa cũng có những hoạt động, cảm xúc như con người (lặng thầm)
=> Tác dụng: giúp câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc, người nghe, đồng thời thể hiện sự hi sinh thầm lặng của mẹ luôn cao cả, vĩ đại.
Câu 4. Em hãy nêu suy nghĩ về tình cảm của tác giả với mẹ được thể hiện trong bài thơ?
Lời giải:
Tác giả dành những tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất dành cho mẹ của mình. Đó là sự trân trọng, biết ơn sâu sắc với công ơn sinh thành, dưỡng dục của người mẹ, tác giả thấu hiểu những vất vả, hi sinh và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho mình. Đồng thời ông xót thương cho mẹ mình vì đã chịu quá nhiều gian khổ, muốn báo hiếu cho mẹ nhưng đã không còn kịp nữa, chỉ đành gửi những tâm tư, tình của của mình vào khói sương theo đường mẹ đi.
Câu 5. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi tới chúng ta thông điệp gì?
Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết yêu thương, quý trọng cha mẹ của mình vì họ là những người sinh ra ta, không quản ngại cực khổ, gian khó để nuôi ta nên người. Chúng ta phải có trách nhiệm hiếu thảo, biết vâng lời và không phụ kì vọng của cha mẹ.
*****************
Trên đây là 2 Đề đọc hiểu Một đời áo nâu có đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo dục